10 mẹo nhỏ khi dạy học cho trẻ tại nhà
Chúng ta yêu thương con cái mình, điều đó không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có thực sự muốn trở thành thầy cô giáo của con mình hay không?
Khi trường học phải đóng cửa do dịch bệnh, chúng ta buộc phải cho trẻ ở nhà mà không có lựa chọn nào khác. Do đó, việc chúng ta trở thành thầy cô giáo của chúng càng đậm nét hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, điều quan trọng chính là việc mỗi gia đình có hoàn cảnh, môi trường khác nhau, vì vậy mà những mẹo nhỏ được đề xuất trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, và mỗi gia đình sẽ áp dụng chúng theo phương thức phù hợp với gia đình của mình.
Đối xử tốt với bản thân
Giai đoạn diễn ra dịch bệnh Covid không phải là khoảng thời gian để cố gắng hoàn hảo tất cả mọi thứ. Đây là giai đoạn của stress, hồi hộp, căng thẳng, lo âu và áp lực; là giai đoạn làm mới và làm lại mọi thứ. Mỗi cá nhân cần ý thức được rằng việc học ở trường vẫn còn nhiều thời gian phía trước, không nhất thiết phải hoàn thành nó trong khoảng thời gian khó khăn này.
Công việc của bạn cũng quan trọng
Nếu bạn buộc phải làm việc ở nhà, bạn sẽ cần phải ưu tiên thời gian và năng lượng của mình cho công việc. Tuy nhiên, cần đàm bảo rằng cơ quan, tổ chức và cấp trên hiểu được những trách nhiệm và nghĩa vụ làm cha mẹ của các bạn cũng cần thiết không kém.
Giữ liên lạc với các mối quan hệ
Điều quan trọng không kém đó là việc cần giữ liên lạc với đồng nghiệp và bạn bè của bạn, và những đứa trẻ cũng cần phải liên hệ với bạn bè của mình như vậy.
10 lời khuyên dành cho các ông bố bà mẹ
1. Thiết lập không gian học tập
Một không gian dành riêng cho hoạt động học tập "ở trường" sẽ hỗ trợ gia đình thiết lập được nề nếp, đồng thời tạo được kỳ vọng sẽ hoàn thành được các hoạt động học tập của trẻ. Bố mẹ có thể sử dụng một phần của bàn ăn, 1 cái bàn ở ngoài trời hoặc 1 góc học tập ở gara nếu nó đủ rộng. Phòng riêng của con cái thường cũng sẽ là nơi học tập cố định của bé, tuy nhiên vấn đề ở đây là tạo được sự mới mẻ hơn, giúp trẻ có năng lượng và động lực mới cho việc học.
2. Thu thập tất cả các học liệu, công cụ cần thiết
Văn phòng phẩm và những dụng cụ khác cần được chuẩn bị đầy đủ (bút đánh dấu, bảng mini, máy tính, vở viết, giấy nhớ, giấy ghi chú, đồng hồ...). Một số đồ dùng khác cũng cần được quan tâm như giá sách, hộp đựng, túi clear bag....
3. Kiểm tra các tài liệu học tập
Các giáo viên sẽ cung cấp chi tiết nội dung bài học và hướng dẫn các bạn cách thức hỗ trợ cho con mình. Nếu bạn cần giải thích kỹ hơn, hãy hỏi trực tiếp thầy cô giáo. Giáo viên hiểu rằng bố mẹ của bé sẽ không phải là những người có đầy đủ chuyên môn và phương pháp, vì vậy việc trao đổi thường xuyên giữa phụ huynh và giáo viên là điều rất cần thiết trước khi bạn bắt đầu dạy học cho con của mình
4. Hôm nay là ngày tới trường!
Một số bé sẽ đi vào nề nếp nếu chúng được rèn luyện những thói quen vào buổi sáng một cách thường xuyên. Ví dụ, bố mẹ có thể thiết lập thời gian thức giấc, thời gian ăn sáng, thói quen tắm rửa, đồng thời yêu cầu trẻ mặc đồng phục hoặc quần áo như khi đi học để trẻ không quên được nề nếp trường học của mình.
5. Chúng ta làm việc cùng nhau
Cùng con của bạn lập kế hoạch hoạt động cho mỗi ngày và hãy để chúng quyết định thứ tự của các bài học/môn học.
Thiết lập thời gian cho mỗi hoạt động. Thời gian biểu có thể được thiết kế một cách linh hoạt hoặc bạn có thể theo các mẫu sẵn có trên Internet. Nếu con bạn đã lớn và đang làm một số công việc một cách độc lập, bạn có thể tận dụng thời gian đó để xử lý công việc của mình. Hãy thiết lập các mốc thời gian sao cho năng suất làm việc của bố mẹ và con cái là cao nhất, hiệu quả nhất. Một chiến lược rất phổ biến mà bạn có thể áp dụng đó là kỹ thuật Pomodoro.
6. Không nhất thiết phải dành cả ngày cho việc học
Bạn không cần phải dành cả ngày chỉ để ngồi tại bàn và học. Những bài học kéo dài sẽ không đạt hiệu quả bằng những bài học ngắn, tập trung và được lặp lại nhiều lần. Trên thực tế, những hoạt động quảng cáo trên TV đã sử dụng cách tiếp cận này trong một thời gian dài bởi tính hiệu quả của nó.
Bảng dưới đây có thể được dùng để tham khảo cho một ngày học tại nhà (Lưu ý: cần nhấn mạnh các hoạt động thể chất cho trẻ):
7. Có rất nhiều cơ hội học tập
Tập trung vào những khái niệm chính của mỗi môn học trong tuần. Mỗi người trong nhà có thể cùng tham gia vào việc hình thành các ý tưởng, ghi nhớ các khái niệm bởi một số thuật ngữ, khái niệm có thể được ghi nhớ một cách tự nhiên theo tiến độ thời gian trong ngày.
8. Có nhiều thứ phải học hơn kiến thức trong sách
Nếu có thể, bố mẹ hãy dành thời gian với con cái ở không gian ngoài trời, ví dụ: tìm hiểu về cây cối, chụp ảnh nếu con thấy thú vị, gieo hạt, và tìm hiểu về cách cây sinh trưởng. Bé cũng có thể tìm hiểu về động vật, các loài côn trùng, quan sát nước chảy ra từ thùng, xây những con lạch nhỏ cho nước chảy nếu muốn. Hãy để bé lắng nghe tiếng chim hót, các âm thanh xuất hiện trong tự nhiên.
Bố mẹ có thể tìm những không gian phù hợp cho bé vận động bằng cách leo trèo, chơi trốn tìm, ca hát hoặc tổ chức những hoạt động mà bạn học được từ Internet.
9. Bạn bè
Một trong những điều mà con trẻ thích thú khi ở trường đó là việc chúng được gặp gỡ, trò chuyện với bạn bè của mình. Do đó, bố mẹ nên sử dụng các công cụ mạng xã hội để gọi điện, kết nối với những gia đình khác, để con của mình có cơ hội được trò chuyện, tâm sự với bạn bè của chúng.
10. Sáng mai sẽ là một ngày khác...
Không phải ngày học nào cũng tuyệt vời. Sẽ có những lúc chúng ta không thu nhận được nhiều sự tiến bộ, đôi khi những đứa trẻ dường như quên hết những gì chúng được học mấy ngày trước. Tuy nhiên, bố mẹ không nên lo lắng bởi việc học tập là như thế. Đôi khi chúng ta không để ý những điều mà con mình đã học được, và những điều này có thể sẽ càng lớn dần, nhiều lên theo thời gian. Học là một hành trình dài và những đứa trẻ vẫn còn rất nhiều thời gian phía trước.
Bố mẹ có những lúc sẽ lo lắng rằng nếu trẻ không học bài hôm nay, chúng sẽ gặp rắc rối trong tương lai. Tuy nhiên, chương trình học luôn được thiết kế có tính đan xen và lặp lại, nhằm giúp cho các chủ đề học tập không chỉ được nhắc tới chỉ 1 lần duy nhất. Hãy tập trung vào cảm xúc và động lực của trẻ, và hãy lưu giữ những chiếc ảnh kỷ niệm mà cả gia đình học tập cùng nhau, điều này sẽ giúp cho chúng ta vượt qua được đại dịch, và mỗi đứa trẻ vẫn sẽ bắt nhịp được nhanh chóng khi chúng quay trở lại trường học
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024
- CHÚC MỪNG CÔ THÁI THỊ ĐÀO ĐÃ BẢO VỆ THÀNH CÔNG LUẬN ÁN TIẾN SỸTin tức10/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Tổng kết hoạt động thao giảng Khoa Giáo dục Chính trị chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2024Tin tức26/11/2024
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024