GIẢNG DẠY BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH THỰC TẾ CHUYÊN MÔN NĂM 2025
Thực hiện kế hoạch hoạt động năm học 2024–2025, được sự quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện của Ban Giám hiệu Trường Đại học Vinh, Ban Giám hiệu Trường Sư phạm và Ban Lãnh đạo Khoa, tập thể cán bộ giảng dạy Bộ môn Lý luận chính trị đã tổ chức chuyến công tác thực tế chuyên môn tại các tỉnh Tây Nam Bộ từ ngày 29/ đến ngày 4/7 năm 2025. Chuyến đi có ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, tăng cường sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn trong công tác giảng dạy, đồng thời mở rộng nhận thức và trải nghiệm thực địa về lịch sử, văn hóa, xã hội và con người vùng đất Nam Bộ.
- MỤC TIÊU CHUYẾN CÔNG TÁC
• Tìm hiểu các giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng và thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội của vùng Tây Nam Bộ.
• Tích lũy tư liệu thực tế phục vụ công tác giảng dạy các môn lý luận chính trị theo định hướng đổi mới.
• Giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa cán bộ giảng viên trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy.
II. NỘI DUNG VÀ CÁC ĐỊA ĐIỂM ĐÃ THAM QUAN, NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
- Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam (An Giang): Tìm hiểu về tín ngưỡng Bà Chúa Xứ và quần thể kiến trúc tâm linh tiêu biểu của người Nam Bộ. • Giá trị rút ra: Vai trò của tín ngưỡng dân gian trong đời sống tinh thần, sức mạnh gắn kết cộng đồng.
- Rừng tràm Trà Sư (An Giang) : Khảo sát hệ sinh thái đặc trưng vùng ngập nước Tây sông Hậu. • Bài học thực tiễn: Ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long.
3. Di tích Nhà mồ Ba Chúc (An Giang): Tìm hiểu về tội ác của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ đối với người dân Ba Chúc năm 1978. • Giá trị lịch sử: Bài học sâu sắc về giá trị của hòa bình, ý thức nhân đạo và lòng biết ơn đối với quá khứ.
- Đất Mũi Cà Mau – Tọa độ cực Nam Tổ quốc: Khám phá địa danh thiêng liêng nơi tận cùng Tổ quốc, nơi giao thoa giữa đất – nước – biển trời. • Giá trị tư tưởng: Bồi đắp tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
- Khu tưởng niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ (Bạc Liêu): Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Giá trị văn hóa: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân gian Nam Bộ.
- Nhà công tử Bạc Liêu – Di tích lịch sử – văn hóa • Tìm hiểu về cuộc sống và bối cảnh xã hội Nam Kỳ Lục tỉnh qua hình tượng Trần Trinh Huy. • Bài học lịch sử – xã hội: Tư duy phản biện về phân hóa giàu – nghèo và tiến trình phát triển xã hội qua các thời kỳ
- Chùa Som Rong (Sóc Trăng) • Tham quan ngôi chùa Khmer với kiến trúc độc đáo và pho tượng Phật nhập Niết bàn lớn nhất Việt Nam. • Bài học văn hóa – tôn giáo: Giao thoa văn hóa Kinh – Khmer, tinh thần hòa hợp tôn giáo và cộng đồng dân tộc.
- Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) • Trải nghiệm sinh hoạt giao thương đặc trưng trên sông nước miền Tây. • Giá trị thực tiễn: Nhận thức rõ nét hơn về lối sống, lao động và sinh hoạt cộng đồng vùng sông nước.
Chuyến công tác thực tế chuyên môn tại các tỉnh Tây Nam Bộ đã đạt được các mục tiêu đề ra, mang lại nhiều giá trị thiết thực trong công tác giảng dạy, nghiên cứu và phát triển chuyên môn. Thông qua hoạt động này, cán bộ giảng viên đã có thêm tư liệu sinh động để tích hợp vào nội dung bài giảng, nâng cao khả năng truyền đạt và tạo cảm hứng học tập cho sinh viên.
Tập thể cán bộ giảng dạy Bộ môn Lý luận chính trị trân trọng cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu Trường Đại học Vinh, Ban Giám hiệu Trường Sư phạm cùng Lãnh đạo các đơn vị đã đồng hành, hỗ trợ để chuyến công tác chuyên môn năm 2025 được tổ chức thành công, an toàn và hiệu quả. Xin trân trọng cảm ơn!
Tin bài: Dương Thị Mai Hoa
Duyệt đăng: Trần Cao Nguyên
- CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAYNghiên cứu19/05/2025
- ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAYNghiên cứu06/05/2025
- TỔ CHỨC PHỐI HỢP, HIỆP ĐỒNG GIỮA CÁC LỰC LƯỢNG TRONG GIẢI PHÓNG TIẾP QUẢN THỦ ĐÔ HÀ NỘI, NÉT ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAMNghiên cứu29/09/2024
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XXNghiên cứu30/08/2024
- ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG (2013 – 2023)Nghiên cứu29/08/2024
- Thực trạng và những vẫn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi Việt Nam trước thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0Nghiên cứu06/04/2024
- Bộ Giáo dục: Học Sư phạm ra, khả năng có việc làm là rất caoNghiên cứu20/03/2024
- SEMINAR KHOA HỌC CỦA KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - TRƯỜNG SƯ PHẠM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH (Tháng 1- năm 2024)Nghiên cứu24/01/2024
- Chương trình Kí ức thành văn: Chia tay K62 ngành Sư phạm Ngữ vănĐào tạo07/07/2025
- Trường Đại học Vinh: thông tin tuyển sinh đào tạo đại học năm 2025Tin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh Đại học chính quy năm 2025 - Khoa Toán học - Trường Sư phạm - Trường Đại Học VinhTin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- THÔNG TIN TUYỂN SINH TRƯỜNG SƯ PHẠM NĂM 2025: KHOA GIÁO DỤC MẦM NONGiới thiệu28/06/2025
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2025 đã hoàn thànhTin tức27/06/2025
- Tài liệu hướng dẫn dành cho thí sinh 2025Tin tức25/06/2025