Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất định
Thủ tướng Anthony Albanese và Bộ trưởng Truyền thông Liên bang Michelle Rowland (Australia) đã đề xuất một dự luật cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội.
Ông Albanese nhấn mạnh mối lo ngại về việc trẻ em và thanh thiếu niên tiếp xúc với các nội dung độc hại – đặc biệt là những nội dung liên quan đến hình ảnh cơ thể và sự kỳ thị phụ nữ - như một vấn đề chính cần được giải quyết bằng lệnh cấm này. Tại buổi họp báo công bố kế hoạch, ông Albanese phát biểu:
“Cũng như tôi, họ lo lắng không nguôi về sự an toàn của con em chúng ta trên mạng. Tôi muốn các bậc phụ huynh và gia đình ở Úc biết rằng chính phủ luôn sát cánh cùng các bạn.”
Trong bối cảnh năm bầu cử đang đến gần, rõ ràng chính phủ của ông Albanese muốn thể hiện lập trường cứng rắn về vấn đề này. Với sự ủng hộ từ một số nhóm phụ huynh, chính phủ hy vọng sẽ được xem là đang “hỗ trợ các bậc cha mẹ và gia đình” như một động thái chiến lược chính trị.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do, luật này khó có thể ngăn chặn việc thanh thiếu niên tiếp xúc với tư tưởng kỳ thị phụ nữ một cách hiệu quả. Nhìn chung, vẫn chưa có sự đồng thuận về việc liệu các biện pháp hạn chế sử dụng mạng xã hội có thực sự mang lại tác động tích cực đối với sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên hay không.
Nghiên cứu xã hội trong hơn một thập kỷ qua đã chỉ ra những lợi ích to lớn mà mạng xã hội mang lại cho việc hình thành bản sắc cá nhân của giới trẻ, cũng như khả năng xây dựng cộng đồng của họ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nhóm thanh thiếu niên bị thiệt thòi, chẳng hạn như những người tị nạn trẻ tuổi và/hoặc những người thuộc cộng đồng LGBTQ+. Đối với nhóm đối tượng này, các mối liên kết được tạo ra nhờ mạng xã hội được xem là một “phao cứu sinh,” bao gồm cả đối với những thanh thiếu niên dưới 16 tuổi.
Ngoài ra, các công nghệ xác minh độ tuổi thường đi kèm với nhiều vấn đề, từ quyền riêng tư đến sự kém hiệu quả, khiến người ta lo ngại về tính khả thi trong việc thực thi. Điều đáng chú ý hơn, việc hạn chế truy cập mạng xã hội với lý do lo ngại về tư tưởng kỳ thị phụ nữ đang thể hiện một cách hiểu hạn chế về cách thức mà tư tưởng kỳ thị nữ giới, phân biệt giới tính và thượng tôn nam giới được hình thành và củng cố qua các tương tác hàng ngày, cấu trúc xã hội và quyền lực.
Kỳ thị nữ giới trực tuyến và vai trò của nhà trường
Bỏ qua câu hỏi về tính khả thi, điều quan trọng ở đây là việc cân nhắc xem liệu quyết định cấm truy cập MXH của Thủ tướng Albanese trước mối đe dọa từ chủ nghĩa kỳ thị phụ nữ cực đoan trên môi trường trực tuyến có phải là một biện pháp can thiệp phù hợp hay không.
Nghiên cứu của Monash về tác động của các tư tưởng cực đoan trong "manosphere" (cộng đồng mạng dành cho nam giới cực đoan) lên hành vi của nam sinh tại các trường học ở Úc cho thấy rằng việc tiếp xúc của thanh thiếu niên với nạn kỳ thị phụ nữ trực tuyến có ảnh hưởng đáng kể đến cách họ cư xử với phụ nữ và trẻ em gái tại trường học.
Các nghiên cứu cho thấy chỉ cần tạo một tài khoản với giới tính nam là đủ để các thuật toán tạo ra các nội dung chống phụ nữ và chống chủ nghĩa nữ quyền. Trong nghiên cứu của Monash, các nhà khoa học nhận thấy các nam sinh và thanh niên thường xuyên nhắc đến những tư tưởng, thông tin sai lệch và sự xuyên tạc từ "manosphere" trong lớp học, đồng thời thể hiện sự nhảy cảm đối với các ý tưởng cực đoan. Nhiều giáo viên cho biết họ cảm thấy lo ngại và buồn bã khi chứng kiến sự thay đổi ở các nam sinh qua thời gian.
Điều đáng lo ngại là các thuật toán trên mạng xã hội chủ động đề xuất nội dung liên quan đến "manosphere" cho các nam sinh và thanh niên, bất kể họ có chủ động tìm kiếm hay không. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần tạo một tài khoản được gắn giới tính nam cũng đủ để thuật toán này hoạt động theo hướng như vậy.
Mặc dù đây là vấn đề đáng báo động và là lý do để chỉ trích các công ty mạng xã hội về đạo đức của họ, nhưng nạn kỳ thị phụ nữ, tư tưởng chống nữ quyền và bạo lực giới tính vốn đã tồn tại trước khi các nền tảng này ra đời.
Các nền tảng mạng xã hội cùng các thuật toán của chúng chỉ phản ánh những tư tưởng và thái độ về phụ nữ vốn đã tồn tại từ trước, và thanh thiếu niên có khả năng gặp phải chúng trong mọi bối cảnh của cuộc sống, không chỉ trên mạng.
Chính phủ Úc đang tiến hành điều gì khác?
Gần đây, chính phủ Australia đã cam kết khoản tài trợ 3,5 triệu đô cho thử nghiệm Healthy MaTE, cấp kinh phí cho ba dự án hiện có làm việc trực tiếp với nam thanh niên.
Tuy nhiên, ngôn ngữ trong thông cáo báo chí của Chính phủ – đặc biệt là phát biểu của Rowlands - đã thể hiện một trong những vấn đề chính trong cách tiếp cận này.
Rowlands nhấn mạnh kế hoạch của chính phủ nhằm "xây dựng cộng đồng an toàn, tôn trọng và trao quyền" cũng như "tương tác với nam giới và các nam thanh niên để phát triển các mối quan hệ lành mạnh và tích cực hơn với bạn bè đồng giới".
Mặc dù đây là các mục tiêu giá trị, nhưng thông cáo báo chí đã không đề cập đến thái độ của nam giới đối với phụ nữ - một yếu tố quan trọng dẫn đến bạo lực đối với phụ nữ - điều này cũng tương thích với cách tiếp cận phổ biến trong các cuộc thảo luận về nam thanh niên và bạo lực giới tính vốn thường sử dụng những ngôn từ nhẹ nhàng hoặc uyển chuyển.
Chúng ta cần phải rất rõ ràng về sự thật khó chịu rằng nam giới và nam thanh niên có thể duy trì và kéo dài mãi tư tưởng kỳ thị phụ nữ, cũng như là thủ phạm của các hành vi bạo lực đối với phụ nữ.
Giải pháp thông qua giáo dục kỹ năng số
Chúng tôi tin rằng giáo dục, tập trung vào các kỹ năng cụ thể, là phản ứng phù hợp hơn để hỗ trợ mối quan hệ của thanh thiếu niên với mạng xã hội trong dài hạn.
Điều này không chỉ giúp thanh thiếu niên tiếp tục sử dụng mạng xã hội một cách ý nghĩa, mà còn trang bị cho họ các kỹ năng quan trọng để luôn suy xét, hiểu cách các nền tảng hoạt động và lý do tại sao họ nhìn thấy những nội dung như vậy.
Kỹ năng truyền thông số hoặc kỹ năng số phê phán đều được thiết kế để đáp ứng nhu cầu này. Kỹ năng số phê phán giúp thanh thiếu niên phân tích ý thức hệ và quyền lực trong nội dung mà họ tiếp cận, đồng thời hiểu rõ cách các nền tảng và công nghệ hoạt động.
Kỹ năng truyền thông số đề cập đến các kỹ năng cần thiết để "sử dụng, hiểu và tham gia" với truyền thông một cách có phê phán và hiệu quả.
Các trường học hiện đã tham gia vào công việc này theo nhiều cách khác nhau, và chương trình giảng dạy của Úc đã có không gian phù hợp để triển khai.
Kỹ năng số là một phần của các năng lực liên môn được đưa vào chương trình học sửa đổi, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện kỹ năng phân tích cẩn thận nội dung trực tuyến. Điều này không có nghĩa rằng các công ty mạng xã hội được miễn trách nhiệm giám sát và kiểm duyệt nội dung sai sự thật, phi đạo đức hoặc gây hại. Họ cần phải chịu trách nhiệm về hành vi mà họ cho phép (và thúc đẩy) trên nền tảng của mình.
Cách tiếp cận thông qua giáo dục cần được kết hợp với các chương trình phòng ngừa, giáo dục về các yếu tố dẫn đến bạo lực giới tính và cam kết nhiều hơn trong các biện pháp can thiệp với thanh thiếu niên có nguy cơ.
Nạn kỳ thị phụ nữ và bạo lực đối với phụ nữ là những vấn đề xã hội, do đó cần có phản ứng từ xã hội, thay vì các biện pháp trừng phạt.
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024