Bản đồ những điểm nóng về tai nạn đám đông khi đi du lịch nước ngoài
Một hình ảnh minh họa về những sự cố về an toàn đám đông trên thế giới kể từ năm 1900 cho thấy các thông số về địa điểm, năm xảy ra và số ca tử vong đối với mỗi vụ. Hình ảnh được cung cấp bởi PGS. Claudio Feliciani và TS. Milad Haghani.
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra dữ liệu bao quát, toàn diện nhất về số ca thương vong trong những vụ tai nạn liên quan tới đám đông với hy vọng rằng điều này sẽ giúp cải thiện mức độ an toàn đối với những sự kiện tụ tập đông người trên thế giới.
Chi tiết trên hình minh họa cung cấp thông tin về 281 tai nạn chính xảy ra từ năm 1900 tới năm 2019, gây ra ít nhất 1 ca tử vong hoặc 10 người bị thương. Dữ liệu cho thấy Ấn Độ và Tây Phi là 2 điểm nóng đối với các tai nạn đám đông, trong đó những lễ hội tôn giáo lấn át những sự kiện thể thao trong 30 năm qua về mức độ gây ra nguy hiểm cho đám đông.
Những khu vực khác cũng có số ca thương vong do tụ tập đông người trong những năm vừa qua bao gồm cả khu vực Đông Nam Á và Trung Đông. Nhìn chung, những vụ tai nạn nghiêm trọng có chiều hướng gia tăng đáng kể trong hơn 20 năm qua-từ mức trung bình 3 vụ trong khoảng năm 1990-1999, lên tới gần 12 vụ trong khoảng 2010-2019. Thực tế cần phải thừa nhận đó là với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và mạng xã hội, những vụ tai nạn đám đông được biết tới và được đưa tin nhiều hơn so với giai đoạn trước đây.
Các quy định góp phần gia tăng sự bảo vệ
PGS. Claudio Feliciani (ĐH Tokyo), TS. Milad Haghani (ĐH New South Wales Sydney) cùng các thành viên nhóm nghiên cứu đã công bố kết quả nghiên cứu của họ trên tạp chí Safety Science. Nhóm nghiên cứu đã có dữ liệu hoàn chỉnh và phân tích chi tiết các vụ tai nạn đám đông nhằm giúp cho các biện pháp bảo vệ an toàn mới sẽ được thực thi, qua đó giảm thiểu những nguy hiểm diễn ra trong tương lai.
Theo kết quả nghiên cứu, chỉ trong vòng 20 năm qua, đã có khoảng 8000 người tử vong trong các vụ tai nạn đám đông và hơn 15000 người bị thương. Theo thời gian, số ca thương vong liên quan tới các sự kiện thể thao có chiều hướng sụt giảm, thay vào đó, các hoạt động tôn giáo có sự tham gia của nhiều người cho thấy xu hướng gia tăng đáng kể trong dữ liệu thống kê.
Nhóm nghiên cứu cho biết có những chỉ số mạnh cho thấy việc đưa ra nhiều quy định hơn liên quan tới đảm bảo an toàn cho đám đông ở các sự kiện thể thao trong vòng 30 năm qua đã góp phần tạo nên những lớp màng bảo vệ tốt hơn cho mọi người. Điều thú vị khác mà nhóm nghiên cứu quan sát được đó là sự liên quan giữa tỷ lệ tai nạn với mức thu nhập của quốc gia diễn ra sự kiện đó. Theo các thông số thu nhận được, các vụ tai nạn xuất hiện nhiều hơn ở những quốc gia có mức thu nhập thấp và trung bình.
Ấn Độ và Tây Phi xuất hiện như những điểm nóng đối với tai nạn đám đông. Đây là những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh về mặt tôn giáo, với sự gia tăng dân số mạnh, đồng thời cơ sở hạ tầng chưa bắt kịp với dòng chảy dân số từ các vùng nông thôn dịch chuyển về khu vực thành thị. Đặc biệt, khu vực phía Bắc Ấn Độ có mật độ dân số rất cao với sự gắn bó chặt chẽ với các truyền thống tôn giáo. Điều này dẫn tới những sự kiện có sự góp mặt của hàng triệu người trong một khoảng thời gian ngắn.
Hầu hết các vụ tai nạn đám đông được ghi nhận trong những năm 1970 diễn ra trong các sự kiện thể thao. Tuy nhiên, mức độ an toàn của những sự kiện này được cải thiện dường như có liên quan tới sự xuất hiện lần đầu tiên của hướng dẫn Xanh (Green Guide) năm 1973. Hướng dẫn này đã được công nhận trên toàn thế giới như một ví dụ hiệu quả trong việc lập kế hoạch, thiết kế, quản lý sự an toàn, và tổ chức các sự kiện thể thao.
Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng những bài học về các vụ tai nạn đám đông ở Anh có thể được áp dụng trên toàn thế giới, mặc dù tất cả chúng ta đều nhận thức được rằng nhiều quốc gia vẫn đang thiếu nguồn lực tài chính cần thiết để tiến hành các hoạt động cải thiện.
Sự nguy hiểm của các sự kiện tôn giáo
Trong khi các vụ tai nạn ở những sự kiện thể thao đã sụt giảm, tỷ lệ số ca nguy hiểm khi tụ tập đông người ở các sự kiện tôn giáo lại ghi nhận sự gia tăng đáng kể. PGS. Feliciani cho biết việc thực thi các quy định an toàn tại những sự kiện tôn giáo đã được thắt chặt hơn khi những sự kiện này không giới hạn số lượng người tham gia. Bên cạnh đó, các hoạt động thường được tổ chức ở những khu vực rộng lớn khiến cho việc quản lý đám đông ngày càng khó khăn hơn.
Hầu hết 70% các vụ tai nạn xảy ra ở Ấn Độ từ năm 2000 đến 2019 đều liên quan tới những sự kiện tôn giáo. Nhiều vụ trong số đó xảy ra gần các con sông hoặc tại những khu vực gần với nguồn nước bởi theo nghi lễ của người Hindu, việc tắm rửa đóng vai trò rất quan trọng.
Các vụ tai nạn thường xảy ra trên các cây cầu, bến phà hoặc bờ sông. Tuy nhiên các nhà ga và bến xe cũng thường được coi là những nơi diễn ra các thảm họa tôn giáo.
PGS. Feliciani cho rằng từ dữ liệu của Ấn Độ, nơi có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra liên quan tới các sự kiện tôn giáo, vấn đề thường đến từ sự hạn chế về mặt tài chính. Họ biết rằng các sự kiện đám đông có người tử vong vẫn đang diễn ra, họ cũng biết rằng cần phải làm một điều gì đó, tuy nhiên có thể họ không có đủ tài chính và công nghệ như những quốc gia giàu có khác.
Trên thực tế vẫn có sự khác biệt về mức độ nhận thức liên quan tới mức độ an toàn tại các lễ hội tôn giáo so với các sự kiện thể thao. Ở sân vận động, có rất nhiều người cùng tham gia theo một quy định thống nhất. Các nhân viên phụ trách an ninh đang tiến hành các công việc hàng ngày và họ biết mình cần phải làm gì. Đối với lế hội tôn giáo, sự kiện thường chỉ diễn ra tại một địa điểm nhất định trong chu kỳ 50 năm. Những nhân viên phụ trách an toàn cho đám đông có thể chưa từng xử lý các tình huống diễn ra khi đám đông tụ tập ở khu vực đó trước đây, hoặc không có kinh nghiệm xử lý đối với các sự kiện lớn cũng như không hiểu rõ về các quy định bảo vệ an toàn.
Australia: không nên tự thỏa mãn
Mặc dù các vụ tai nạn đám đông tương đối ít xảy ra tại Australia, các nhà nghiên cứu vẫn cảnh báo các nhà tổ chức sự kiện và người tham gia không nên tự thỏa mãn về mức độ an toàn của các sự kiện đó.
Vụ tai nạn duy nhất xảy ra ở Australia được ghi nhận trong dữ liệu đó là vụ chen lấn trong màn biểu diễn của Limp Bizkit năm 2001 ở Sydney, dẫn tới một ca tử vong.
TS. Haghani đã nói chuyện với rất nhiều chuyên gia và tất cả họ đều nhìn nhận các sự cố suýt xảy ra tại các sự kiện đều may mắn không dẫn tới nhiều ca thương vong nghiêm trọng. Những vụ tai nạn này có thể không được công bố, và thông tin về những gì thực sự xảy ra có thể không được chia sẻ, do đó những nguy hiểm có thể xảy ra ở Australia sẽ chỉ là vấn đề thời gian. PGS. Feliciani cho biết đã từng có rất ít vụ tai nạn xảy ra ở Hàn Quốc trong nhiều thập kỷ và sau đó một vụ chen lấn trong lễ hội Haloween năm 2022 tại Seoul đã dẫn tới 160 ca tử vong.
Vì vậy, cá nhà nghiên cứu cho rằng điều quan trọng đối với mỗi cá nhân cũng như mỗi quốc gia đó là sự cẩn trọng và cảnh giác đối với các sự kiện đông người, tránh tâm lý chủ quan.
Phô mai Thụy Sỹ và Viễn cảnh zero
TS. Haghani cho biết cộng đồng các chuyên gia cần lấy động lực từ viễn cảnh Zero về mức độ an toàn của các sự kiện đám đông, trong đó không có người nào tử vong hoặc bị thương nghiêm trọng. TS. Haghani cũng sẽ đề xuất một mục tiêu tương tự tại Hội nghị thượng đỉnh về an toàn đám đông sắp diễn ra. Để đạt được viễn cảnh này, TS. Haghani tin rằng mô hình Phô mai Thụy Sỹ có thể trở thành một chuẩn mực thông thường. Mô hình này bao gồm nhiều lớp bảo vệ an toàn khác nhau, bao gồm các quy định và chính sách, đánh giá rủi ro, lập kế hoạch, quản lý và giám sát, chuẩn bị sẵn sàng cho cộng đồng, và phản ứng khi có tai nạn xảy ra. Điều quan trọng ở mô hình này chính là nếu có 1 hoặc nhiều lớp không hoạt động, những lớp khác vẫn có thể bảo vệ người dân khỏi các vụ tai nạn
Trên thực tế vận hành, mô hình này cần có công nghệ hiệu quả nhằm kích hoạt các dữ liệu thời gian thực, cải thiện giao tiếp và kết nối nhằm đưa ra những phản ứng hiệu quả đối với tai nạn. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của việc giáo dục cộng đồng, nâng cao nhận thức, cũng như khuyến khích văn hóa an toàn trong đám đông ở các cấp khác nhau.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024