Bạo lực học đường: Nhức nhối tỷ lệ học sinh trầm cảm, tự tử ở mức báo động
Khoảng 14-18% học sinh từng có ý định tự tử, 10-16% học sinh thường cảm thấy cô đơn, 16% học sinh nam và 28% học sinh nữ rối loạn lo âu.
Đó là những con số “biết nói” về sự cấp thiết triển khai hoạt động tham vấn tâm lý học đường, trong bối cảnh học sinh ngày nay không chỉ chịu áp lực, căng thẳng về học tập, định hướng tương lai, mà còn bị bủa vây bởi các vấn nạn bạo lực học đường cũ và tệ nạn xã hội mới, những nội dung xấu, độc gần như không được kiểm soát trên Internet, hay thông tin cá nhân, hình ảnh riêng tư bị lộ, lọt tràn lan,…
Những áp lực ấy đè nặng lên lứa tuổi chưa phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý và chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng xử lý. Vậy khi bế tắc, các em sẽ tìm đến ai để nhờ cậy? Thầy cô và cha mẹ ít khi là sự lựa chọn, bởi những mối quan hệ, tình bạn, tình yêu,… không dễ dàng chia sẻ với người thường đưa ra lời khuyên, yêu cầu mang tính áp đặt.
Các phòng tham vấn tâm lý ở trường học cũng không nhiều, khi nhiều học sinh chưa từng nghe tới khái niệm, không biết trường mình có hay không, hoặc nếu có thì vẫn chỉ là các giáo viên kiêm nghiệm, chưa đem lại cho các em niềm tin về khả năng giải quyết vấn đề.
Khó khăn, rào cản trong việc triển khai hoạt động tham vấn tâm lý học đường đã được đề cập từ lâu, đó là sự thiếu thốn về điều kiện vật chất, cơ chế tuyển dụng và lương chi trả cho cán bộ chuyên trách.
Nhưng có lẽ rào cản lớn nhất là sự lúng túng, ngại thay đổi mô hình, ngại học tập, ngại thích nghi… của chính đội ngũ quản lý.
Bởi với nhiều trường coi trọng hoạt động tư vấn tâm lý, hiệu trưởng và các giáo viên đủ tâm huyết (dù chỉ làm công việc kiêm nghiệm), thì việc nắm bắt diễn biến tâm lý học sinh vẫn được thực hiện tốt, kịp thời phát hiện, ngăn chặn bạo lực học đường hay các trường hợp rối loạn lo âu.
Do vậy, để hoạt động tham vấn tâm lý học đường đạt hiệu quả thực chất, trước hết cần thay đổi tư duy nhà quản lý. Muốn vậy, ngành giáo dục các cấp cần thường xuyên kiểm tra hoạt động của từng nhà trường, coi tham vấn tâm lý như một tiêu chí đánh giá khen thưởng - kỷ luật quan trọng như các kết quả chuyên môn khác.
Những báo cáo, tổng kết cần được cụ thể hóa bằng số liệu cụ thể thay vì những cụm từ chung chung theo kiểu “đã đạt những kết quả tích cực”, không thể nhìn nhận đúng thực tế để có giải pháp phù hợp.
Khi tư duy của người đứng đầu thay đổi thì các trường hoàn toàn có thể tạm khắc phục những khó khăn trước mắt. Như vấn đề nhân sự là việc lựa chọn những giáo viên có năng lực và tâm huyết tham gia hoạt động tham vấn tâm lý, đi kèm những chính sách đãi ngộ phù hợp để họ gắn bó, có trách nhiệm với công việc. Mô hình cũng sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng trường khi có hoạt động trên thực tế, để từ đó thực sự thu hút học sinh, dỡ bỏ tâm lý e ngại và cởi mở chia sẻ các vấn đề bản thân gặp phải.
Về lâu dài, ngành giáo dục cần có cơ sở pháp lý liên quan, trong đó, các nội dung cấp bách gồm: cơ chế định biên cho nhân sự thực hiện, mô hình hoạt động, quy chuẩn nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp cùng với mã ngành nghề - những yêu cầu mang tính định hướng và thực thi trong thực tiễn. Ngoài ra, việc nâng cao và phát triển hơn nữa lĩnh vực tâm lý học đường cần bắt đầu từ công tác đào tạo. Chỉ khi đào tạo được nguồn nhân lực mạnh thì mới đảm bảo chuyên sâu về nghề nghiệp và thực hành hiệu quả hơn.
Bạo lực, rối loạn lo âu là điều khó tránh khỏi trong môi trường học đường, nhưng những hậu quả đau lòng sẽ không xảy ra với các em nếu có sự quan tâm, phát hiện và xử lý kịp thời của người lớn. Trong đó, tham vấn tâm lý học đường là việc không thể tiếp tục chậm trễ, cần đẩy mạnh để sẽ giúp học sinh có thêm “người bạn” thông thái, đủ khả năng giải quyết nhiều vấn đề, người đồng hành dẫn đường đi đúng đắn thay vì mắc kẹt trong “ngọ cụt” không tìm được lối thoát
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024