Biến động giá xăng dầu ảnh hưởng đến Việt Nam ra sao?
Giá dầu đã tăng 4% ngay sau vụ tấn công của Hamas vào Israel. Tuy Israel không phải là một nhà sản xuất dầu lớn, nhưng vị trí địa chính trị và khả năng leo thang của xung đột đã khiến nước này trở thành tâm điểm của sự quan tâm trên thị trường dầu mỏ. Trung Đông, với vai trò là một trong những nguồn cung dầu lớn nhất thế giới, luôn là tâm điểm của sự biến động khi có xung đột.
Các nhà giao dịch thường có xu hướng “mua trước, hỏi sau” khi có dấu hiệu bất ổn do dự báo nguồn cung dầu sẽ bị gián đoạn. Cuộc xung đột vũ trang tại Israel cũng tác động đến thị trường tài chính toàn cầu, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và giá trị tiền tệ. Tâm điểm trên thị trường đang đổ dồn vào cách mà các quốc gia chủ chốt trong khu vực, như Ả Rập Saudi và Iran, phản ứng, bởi các hành động của họ có thể làm tăng thêm sự bất ổn trong nguồn cung dầu.
Cuộc chiến không chỉ làm tăng giá dầu do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung, mà còn làm tăng thêm mối lo về các sự kiện địa chính trị ảnh hưởng các chỉ số kinh tế toàn cầu. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ phải đối mặt với một thách thức lớn một khi giá dầu toàn cầu tăng vọt nếu xung đột giữa Hamas và Israel tiếp tục leo thang. Trong năm 2023, NHNN đã áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, giảm 150 điểm cơ bản lãi suất chính sách từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2023, nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 6,9% vào tháng 9, cho thấy những kết quả mong đợi vẫn chưa thực sự đạt được.
Về tỷ lệ lạm phát, mặc dù NHNN đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát chung, giảm từ 4,9% so với cùng kỳ vào tháng 1 năm 2023 xuống còn 2,1% so với cùng kỳ vào tháng 7 năm 2023, tuy nhiên, lạm phát cơ bản lại chỉ giảm tốc độ từ 5,2% xuống 4,1% trong cùng khoảng thời gian. Điều này cho thấy áp lực lạm phát cơ bản vẫn còn là một mối lo đáng kể. Vấn đề này đặt ra một câu hỏi lớn: liệu NHNN có cần phải điều chỉnh chính sách tiền tệ của mình để đối phó với các cú sốc mới hay không?
Tăng giá dầu do cuộc xung đột Israel – Hamas đang làm phức tạp thêm tình thế mà NHNN phải đối mặt. Giá dầu cao không chỉ ảnh hưởng đến giá cả vận tải hàng hóa mà còn lan tỏa đến các mặt hàng khác, như giá lương thực, từ đó tăng áp lực lên lạm phát. Đối với Việt Nam, một quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu dầu, tình hình càng trở nên khó khăn. Trong bối cảnh này, NHNN phải cân nhắc giữa việc thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát và việc duy trì tăng trưởng kinh tế.
Một trong những giải pháp có thể được xem xét là việc rút ngắn thời gian điều chỉnh giá dầu từ 10 ngày xuống còn 5 ngày. Điều này sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng ứng phó với những biến động toàn cầu. Độ trễ hiện tại theo quy định là 10 ngày có thể làm tăng áp lực lạm phát trong thời kỳ giá dầu toàn cầu tăng cao. Theo quy định hiện hành, giá xăng dầu trong nước không thay đổi trong 10 ngày, bất chấp biến động của thị trường thế giới.
Nếu giá dầu toàn cầu tăng vọt do một sự kiện như cuộc chiến Israel – Hamas, người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chịu mức giá cao trong một thời gian dài trước khi có bất kỳ sự can thiệp nào từ chính phủ diễn ra. Sự chậm trễ này có thể có tác động lan tỏa đến nền kinh tế, làm tăng chi phí vận chuyển, hàng hóa và dịch vụ, từ đó thúc đẩy lạm phát.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo cho Việt Nam về nguy cơ biến động tỷ giá hối đoái, đặc biệt khi lãi suất đã được điều chỉnh xuống. Khi giá dầu tăng, nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu dầu cũng tăng theo, có thể đẩy giá trị của đồng Việt Nam xuống. Một đồng tiền yếu hơn có thể tạo ra tác động truyền dẫn đến lạm phát, khi giá của các mặt hàng nhập khẩu, bao gồm dầu, tăng tính theo đồng nội tệ.
Sự mất giá của đồng tiền có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực kiểm soát lạm phát của NHNN. Trong bối cảnh này, Việt Nam có thể phải đối mặt với một loạt các quyết định khó khăn về chính sách tiền tệ và quản lý tỷ giá hối đoái để đảm bảo ổn định kinh tế.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024