Bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp là đúng nguyện vọng của giáo viên
Như vậy, sắp tới, khi Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức được thông qua, các giáo viên là viên chức sẽ không còn phải thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Đây là một quyết định rất sáng suốt, đúng với mong muốn của đa số giáo viên. Ví dụ như mới đây, gần 2.500 giáo viên Hà Nội viết tâm thư bày tỏ mong muốn bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Về thực chất, thi thăng hạng giáo viên chỉ là hình thức. Tương tự, bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức là bỏ đi một loại hình thức còn tồn tại trong hệ thống. Viên chức đi làm, được đánh giá bằng thực chất hiệu quả công việc. Viên chức được đánh giá qua thực tế công tác, qua kết quả công việc, không phải bằng một kỳ thi. Một người vượt qua kỳ thi, được thăng hạng, nhưng làm việc cẩu thả, không hoàn thành nhiệm vụ, thì cơ quan, tổ chức không cần một người như thế. Do đó, bỏ thi thăng hạng, nhưng phải siết chặt chất lượng công tác, hiệu quả công việc.
Một giáo viên dạy tốt, say mê nghề nghiệp, yêu thương học trò, được học trò và phụ huynh yêu quý, đồng nghiệp tôn trọng, đó là sự "thăng hạng" xứng đáng nhất, thực chất nhất. Muốn giáo viên dạy tốt, thì phải có sự đầu tư đúng và đủ cho nghề giáo. Chuyện tăng lương nói nhiều rồi, tại cuộc gặp Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn vừa qua, đã có nhiều ý kiến về nội dung này.
Ngoài tăng lương, là bớt những việc "linh tinh, không tên" để giảm gánh nặng cho giáo viên. Trong nhà trường hiện nay có quá nhiều quy định về hội họp, họp tổ, họp nhóm, hội thi, dự giờ, có thể nói là "loạn họp". Hãy bỏ tất cả các cuộc họp vô bổ, để giáo viên có thời gian nghiên cứu, nâng cao trình độ, đầu tư cho chuyên môn. Như vậy mới có được thầy giỏi.
Ở thời buổi mà ai mở miệng cũng nói chuyện 4.0, nhưng làm việc thì 0.4, ngành giáo dục và các trường học hãy là địa chỉ tiên phong cho áp dụng công nghệ, bỏ hết các loại công việc thủ công, thay vào đó bằng số hóa, online, để tiết kiệm tối đa thời gian cho giáo viên. Giáo viên chỉ biết chuyên tâm cho chuyên môn, hết lòng vì nghề nghiệp, tận tâm với học trò, đây chính là yếu tố căn bản để cải cách giáo dục, thay đổi chất lượng dạy và học.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024