Bước đột phá trước những rào cản của tình trạng suy giảm nhận thức
Hiện nay, 47% những bệnh nhân bị sa sút trí tuệ não mạch (dementia) đang được chăm sóc một cách không chính thức bởi những thành viên trong gia đình-những người vốn phải trải qua những mức độ rất cao trên phương diện áp lực tinh thần và sự cách li xã hội. Tuy nhiên, những người này lại nhận được rất ít sự hỗ trợ bởi những rào cản về văn hóa và ngôn ngữ.
Đề tài nghiên cứu đã nhận được hơn 1,5 triệu đô từ Hội đồng nghiên cứu Y khoa và Sức khỏe quốc gia (Australia) và được dẫn dắt bởi GS. Lily Xiao-nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về việc chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân bị suy giảm nhận thức. GS. Lily Xiao hiện đang công tác tại trường Đại học Điều dưỡng và Khoa học sức khỏe Flinders.
Mục tiêu của nghiên cứu là nhận diện được những vấn đề mà những người chăm sóc không chính thức (informal carer/informal caregiver) đối với bệnh nhân bị sụt giảm trí tuệ đang phải đối mặt. Nghiên cứu tiến hành thử nghiệm mô hình iSupport được điều chỉnh phù hợp với yếu tố văn hóa đặc thù và ngôn ngữ chính của những người tham gia cũng như được cải thiện nhằm hỗ trợ họ tiếp cận tốt hơn đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe Australia.
Theo GS. Lily Xiao, nhiều người chăm sóc không chính thức có các nền tảng văn hóa đa dạng, họ không được tiếp cận với các nguồn lực và thông tin sẵn có bằng ngôn ngữ chính thức của mình để chăm sóc tốt hơn cho những thành viên trong gia đình đang phải chung sống với căn bệnh sa sút trí tuệ não mạch. Trong khi những người chăm sóc này đã và đang đóng góp rất lớn về mặt tài chính, xã hội và sức khỏe cho Australia, họ lại nhận được rất ít hỗ trợ bởi sự phân biệt có hệ thống. Điều này đã ngăn chặn họ tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhằm đáp ứng được nhu cầu của người bệnh, đồng thời cũng cản trở họ trong việc nâng cao kiến thức chăm sóc bệnh nhân bị sụt giảm nhận thức cũng như tiếp cận những hỗ trợ xã hội thông qua ngôn ngữ ưu tiên của họ.
Đối với người chăm sóc bệnh nhân bị sa sút trí tuệ từ các nhóm dân cư đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ, những thách thức hiện tại mà họ gặp phải bao gồm không được đáp ứng các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, các tình trạng mãn tính không được kiểm soát, các rắc rối, chất lượng cuộc sống thấp, những thủ tục nhập viện có thể tránh khỏi, chi phí cao đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Chương trình iSupport đã được phát triển và ủng hộ bởi WHO và hiện đang sẵn có phiên bản bằng tiếng Anh và 7 ngôn ngữ khác bao gồm tiếng Trung Quốc phổ thông, tiếng Quảng Đông, tiếng Việt, tiếng Indonesia, Hy Lạp, Italia và Tây Ban Nha và sẽ có nhiều phiên bản ngôn ngữ khác sẽ được tích hợp trong tương lai.
Theo GS. Xiao, thông qua việc thiết lập và vận hành hệ thống iSupport vào các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân sụt giảm trí tuệ bằng nhiều phiên bản ngôn ngữ khác nhau, nhóm nghiên cứu sẽ mang lại cơ hội chuyển đổi đối với hệ thống hiện tại, hướng tới việc cải thiện chất lượng sức khỏe và cuộc sống cho người chăm sóc cũng như các thành viên trong gia đình của họ.
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024