Cách rèn luyện tư duy tích cực cho trẻ
Tư duy tích cực là gì?
Tư duy tích cực là cách trẻ tập trung và hướng đến những điều tốt đẹp, dù gặp phải bất kỳ tình huống nào, dù là một bài toán khó hay một từ tiếng anh khó phát âm,… Nó có thể sẽ tác động lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con trẻ. Tuy nhiên, tư duy tích cực không có nghĩa là trẻ sẽ mặc kệ tất cả, không nhìn nhận vào thực tế và những điều không may xảy đến. Tư duy tích cực được hiểu đơn giản là trẻ sẽ được phép tiếp cận với những điều tốt và điều xấu trong cuộc sống với kỳ vọng rằng mọi thứ sẽ diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp.
Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm các phương pháp rèn luyện tư duy logic cho trẻ hiệu quả.
Vì sao phải nuôi dưỡng tư duy tích cực cho trẻ?
Trẻ có tư duy tích cực là những đứa trẻ thường tiếp cận những sự vật, sự việc tiêu cực hoặc những tình huống khó khăn, căng thẳng với một góc nhìn lạc quan hơn. Một đứa trẻ có tư duy tích cực thường sẽ dễ dàng tìm ra hướng giải quyết thuận lợi hơn là rơi vào những suy nghĩ tiêu cực và cho rằng khó khăn mình đang gặp phải rất tồi tệ. Do đó, việc nuôi dưỡng tư duy tích cực có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển và lớn khôn của trẻ.
Dưới đây là 10 lợi ích nổi bật mà tư duy tích cực có thể mang lại, giúp cải thiện đời sống thể chất, tinh thần và trí tuệ cho trẻ:
- Giúp trẻ biết cách kiểm soát căng thẳng tốt hơn và kỹ năng đối phó trong những thời điểm căng thẳng
- Giúp trẻ phòng tránh được nguy cơ trầm cảm
- Hạn chế việc cảm lạnh thông thường và hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn
- Giảm nguy cơ bệnh liên quan đến tim mạch
- Hạ huyết áp
- Giải quyết vấn đề tốt hơn
- Trẻ có khả năng thích ứng tốt hơn với thay đổi xung quanh
- Trẻ có tư duy tích cực thường có khả năng sáng tạo rất tốt
- Thái độ nhất quán với ít thay đổi tâm trạng hơn
- Kỹ năng lãnh đạo của trẻ cũng được biểu hiện mạnh mẽ
9 bí quyết giúp bố mẹ dạy trẻ cách tư duy tích cực
1. Ngừng phàn nàn và làm hình mẫu cho con
Bố mẹ là hai thành viên có sức ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và rèn luyện nhân cách, tinh thần của trẻ. Nếu phải tiếp xúc hằng ngày với những người thường xuyên than vãn, bất lực, cau có,… trẻ thường có xu hướng bắt chước và ăn sâu vào nhận thức, hành động. Cuộc sống sinh hoạt hằng ngày nếu có những tình huống không mong muốn, bố mẹ cũng nên kiềm chế và có góc nhìn tích cực.
Thay vì cáu gắt, phàn nàn “Dạo này mẹ thấy con không tập trung vào việc học? Tại sao lại bị điểm thấp như vậy?” thì các bậc phụ huynh nên động viên và thay đổi cách đặt vấn đề như “Dạo này con có gặp vấn đề gì không? Mẹ có thể chia sẻ và giúp đỡ cùng con không?” … Những câu hỏi quan tâm như vậy sẽ khiến trẻ có thời gian để nhìn nhận vấn đề và suy nghĩ tích cực hơn, không còn cảm giác lo sợ bị bố mẹ mắng.
2. Phân chia công việc nhà phù hợp với lứa tuổi của trẻ
Con trẻ được các thành viên trong gia đình phân chia công việc nhà thường rất phấn khởi và vui vẻ. Cảm giác được phụ giúp bố mẹ khiến cho các con được phát triển theo hướng tích cực. Thông qua các công việc nhà, dù chỉ đơn giản là quét nhà , phụ mẹ lấy quần áo,… tất cả đều có tác động lớn đến nhận thức của trẻ. Các con luôn mong muốn nhận được những lời khen từ người lớn, do đó, sau khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ, các bậc phụ huynh nên có những phần thưởng, lời khen dành cho trẻ.
3. Khuyến khích trẻ khám phá, tìm tòi
Ở giai đoạn đầu đời, não bộ của trẻ thường bị kích thích bởi mọi sự vật và hành động xung quanh, do đó, khả năng sáng tạo và tò mò của trẻ luôn phát triển. Được bố mẹ khuyến khích, cổ vũ, trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ và rất hứng thú, say mê với việc làm của mình hơn.
4. Động viên con trẻ tự tin bày tỏ ý kiến, cảm xúc
Góc nhìn của con trẻ nên được người lớn tôn trọng và lắng nghe. Cho dù đó là nỗi buồn, niềm vui, lo lắng, giận hờn hay bất kỳ cảm xúc nào khác, các bậc phụ huynh hãy trao đổi với con rằng: “đó là những điều bình thường, con không cần phải che giấu cảm xúc của mình” … Một khi trẻ nhận được sự quan tâm, động viên từ gia đình, bạn bè, người thân,.. những suy nghĩ tiêu cực sẽ biến mất, nhường chỗ cho các hoạt động phân tích, tìm kiếm những hướng giải quyết, niềm vui mới. Từ đó, đời sống tinh thần của trẻ sẽ trở nên phong phú hơn.
5. Quan sát thực tế, không can thiệp vội vàng
Khi phát hiện ra điều bất thường ở con cái, điều đầu tiên mà bố mẹ cần làm, đó là quan sát. Việc quan sát có vai trò vô cùng quan trọng, giúp ích rất nhiều trong việc tiếp cận và giúp đỡ trẻ giải thoát những rắc rối.
Sau khi quan sát và có cái nhìn thực tế nhất, bố mẹ tiến hành hỏi thăm và tìm hiểu sự việc trực tiếp thông qua việc trao đổi với con. Chủ động gợi hỏi, quan tâm, phân tích và lắng nghe những giải pháp của trẻ đưa ra là cách tốt nhất mà các bậc phụ huynh cần thực hiện. Những hành động này sẽ cho trẻ thấy rằng, mọi chuyện đều có thể giải quyết và bình tĩnh, phân tích, tin vào điều tốt đẹp sẽ mau chóng giúp chúng ta thoát khỏi những vấn đề tiêu cực.
6. Chấp nhận và thấu hiểu khó khăn mà con đang gặp phải
“Tại sao điểm thi môn Toán lúc nào cũng thấp vậy?” … những câu hỏi này thường mang đến áp lực rất lớn đối với trẻ. Có một số trường hợp, điểm các môn trên lớp học luôn thấp mặc dù các con luôn nỗ lực tìm hiểu, tự học và đến trường đến lớp đầy đủ. Phụ huynh không nên quá khắt khe đối với trẻ. Thay vào đó, bố mẹ hãy thấu hiểu và thừa nhận những mặt hạn chế của con, đồng thời luôn đồng hành và sát cánh trong suốt quá trình nỗ lực phát triển của trẻ.
7. Tiếp xúc và giao tiếp với người tích cực, lạc quan
Hãy tạo ra một không gian sống lành mạnh, một cộng đồng văn minh và lạc quan cho trẻ. Những đứa trẻ được tiếp xúc, nói chuyện, thảo luận với người có lòng trắc ẩn, sống tích cực, yêu đời và luôn cố gắng để đạt được mục tiêu sẽ mau lớn khôn và giúp phát triển toàn diện hơn. Thông qua cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, những lời nói có văn hóa, những hành vi ứng xử đúng mực, tư tưởng của trẻ sẽ được thấm nhuần và từ đó, xây dựng nên một lối hành xử tích cực và chuẩn đạo đức.
8. Gợi mở giúp trẻ bày tỏ trải nghiệm tích cực trong ngày
Thay vì đặt những câu hỏi như “Ngày hôm nay của con như thế nào?” thì các bậc phụ huynh nên diễn đạt đặt vấn đề một cách chi tiết hơn về những điều tích cực, niềm vui đã diễn ra trong ngày hôm nay. Những câu hỏi cụ thể và chi tiết sẽ giúp trẻ tập trung vào những câu chuyện thú vị, tốt đẹp và dần lãng quên đi những điều không may mắn, không vui vẻ đã trải qua.
9. Dạy trẻ giá trị đạo đức thông qua câu chuyện, sự việc
Trẻ em có thể trở thành những nhà lãnh đạo tích cực và mạnh mẽ nếu các giá trị đạo đức được xây dựng và rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Tấm lòng vị tha, trắc ẩn, hiếu thảo, liêm chính, giữ chữ tín,.. là những phẩm chất cao đẹp, cần có mà một đứa trẻ nên được giáo dục và tiếp cận. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng có thể tiếp nhận thông tin tích cực thông qua những câu chuyện, dựa vào đó, bố mẹ có thể truyền đạt và dẫn chứng lại cho con mình hiểu.
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024