Cải thiện các quyết định trị liệu bằng kháng sinh đối với trẻ sơ sinh
Nghiên cứu thứ nhất được công bố trên tạp chí Journal of the American Association, trình bày kết quả phát hiện được trên 1 nhóm mẫu lớn, bao gồm 760.000 trẻ sơ sinh. Nghiên cứu này xem xét mức độ tác động của nhiễm khuẩn huyết sơ sinh (neonatal sepsis) trong tuần đầu tiên và việc sử dụng kháng sinh (antibiotic) tương ứng.
GS. Tobias Strunk (GS lâm sàng tới từ Trường Y-ĐH Tây Úc) cho biết nghiên cứu này đã cho thấy việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong giai đoạn đầu đời, trong đó tỷ lệ này ở Úc được cho là rất cao. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong giai đoạn nghiên cứu diễn ra, gần 3% trẻ sơ sinh được tiếp nhận thuốc kháng sinh trong tuần tuổi đầu tiên, gây ra tỷ lệ trung bình 135 ngày sử dụng thuốc kháng sinh đối với mỗi 1000 trẻ.
58 trường hợp trẻ sinh đôi, sinh ba... được chữa trị bằng kháng sinh theo chỉ định khám lâm sàng khi có 1 trường hợp nhiễm khuẩn được phát hiện, với tổng cộng 273 ngày lũy tích đối với việc sử dụng thuốc kháng sinh đối với tất cả trẻ sơ sinh tham gia nghiên cứu này.
Nghiên cứu thứ 2 được công bố trên tạp chí Nature Communications, cung cấp những minh chứng chi tiết hơn đối với việc lạm dụng thuốc kháng sinh, những tác động tiêu cực ghi nhận được, cũng như những công cụ cần được phát triển và đưa vào sử dụng nhằm nhận diện và giảm thiểu việc lạm dụng thuốc này.
Nhóm nghiên cứu của GS. Strunk phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với kháng sinh trong giai đoạn đầu đời không chỉ dẫn tới gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh (antimicrobial resistance) mà còn phá hủy sự phát triển của các vi sinh vật trong cơ thể, góp phần làm tăng nguy cơ bệnh tật trong tương lai như béo phì (obesity), tiểu đường (diabetes), viêm ruột (inflamatory bowel disease), hen suyễn (asthma) và các bệnh dị ứng (allergies).
Việc chữa trị bằng kháng sinh đối với trẻ sơ sinh có liên hệ với việc chia tách mẹ và bé, lưu trú dài ngày hơn ở bệnh viện, giảm tỷ lệ cho con bú, và gia tăng các chi phí liên quan tới việc chăm sóc sức khỏe.
Các nhà nghiên cứu đã đề xuất 3 bước cần thiết nhằm tối ưu hóa việc đưa ra quyết định liên quan tới trị liệu bằng kháng sinh ở trẻ sơ sinh. Thứ nhất, xác định số lượng và chia sẻ các dữ liệu thực hiện, nhằm tạo dựng được ý thức về tính cấp bách của việc thay đổi hành vi, hỗ trợ đưa ra các quyết định có trách nhiệm.
Thứ hai, thiết lập một bảng dữ liệu đối sánh, có thể truy cập miễn phí, trong đó so sánh giữa gánh nặng bệnh tật với gánh nặng điều trị.
Thứ ba, phát triển các kỹ thuật đổi mới và can thiệp, trong đó bao gồm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu hằng ngày, với mục tiêu cao nhất là bảo quản được hệ vi sinh vật của trẻ, điều trị chứng kháng kháng sinh và cải thiện sức khỏe của thế hệ mai sau.
- Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025Tin tức15/07/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2025 đã hoàn thànhTin tức27/06/2025
- Tài liệu hướng dẫn dành cho thí sinh 2025Tin tức25/06/2025
- Nam sinh có khả năng phục hồi tốt hơn nữ sinh trước những trở ngại trong học tậpTin tức20/06/2025
- Công bố kết quả PISA 2022 của Việt NamTin tức17/06/2025
- Luật Nhà giáo đã được thông quaTin tức17/06/2025
- Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025Tin tức15/07/2025
- GIẢNG DẠY BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH THỰC TẾ CHUYÊN MÔN NĂM 2025Nghiên cứu08/07/2025
- Chương trình Kí ức thành văn: Chia tay K62 ngành Sư phạm Ngữ vănĐào tạo07/07/2025
- Trường Đại học Vinh: thông tin tuyển sinh đào tạo đại học năm 2025Tin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh Đại học chính quy năm 2025 - Khoa Toán học - Trường Sư phạm - Trường Đại Học VinhTin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- THÔNG TIN TUYỂN SINH TRƯỜNG SƯ PHẠM NĂM 2025: KHOA GIÁO DỤC MẦM NONGiới thiệu28/06/2025