Căng thẳng do Covid tác động rất lớn tới phụ nữ đang mang thai
Những căng thẳng liên quan tới covid 19 có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tinh thần của phụ nữ đang mang thai hơn so với những người khác, đây là phát hiện mới của nhóm nghiên cứu tới từ Đại học New South Wales Sydney.
Trong một nghiên cứu dọc với sự tham gia của 742 bà mẹ đang mang thai, Tiến sỹ Susanne Schweizer, cùng với các đồng nghiệp tới từ châu Âu và Mỹ, đã tiến hành thu thập dữ liệu về sức khỏe tinh thần ở các thời điểm khác nhau, cả trong và sau thời gian thai kỳ.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những căng thẳng liên quan tới covid 19 có ảnh hưởng lớn nhất tới phụ nữ mang thai-những người vốn luôn có xu hướng lo lắng, cảm thấy cô đơn hoặc không chịu được những gì mơ hồ, không chắc chắn.
Một nghiên cứu tiếp theo được tiến hành sau 1,5 năm, đươc đăng tải trên JAMA Network Open, đã xem xét sự căng thẳng do covid trong giai đoạn trầm cảm sau sinh. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra cảm giác căng thẳng về đại dịch trong thời gian thai kỳ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của bản thân bà mẹ, mà còn liên hệ tới sự gia tăng tâm trạng tiêu cực ở trẻ nhỏ.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật cho biết phụ nữ mang thai là nhóm dễ bị tổn thương trên khía cạnh sức khỏe thể chất trong suốt thời gian diễn ra đại dịch. Căn cứ trên những phát hiện ở trên, chúng ta cũng cần nhận diện ra rằng phụ nữ mang thai cũng là nhóm dễ bị tổn thương về mặt tinh thần.
Các yếu tố sức khỏe tinh thần dễ bị tổn thương
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu bệnh chứng có bắt cặp để so sánh các mẹ bầu trên khía cạnh độ tuổi, quốc tịch. Tình trạng căng thẳng do covid được đo lường bằng cách sử dụng thang đo Pandemic Anxiety nhằm đo lường những lo lắng của mỗi cá nhân về tình hình đại dịch, bao gồm sự lo lắng về việc bị nhiễm virus, những ảnh hưởng liên quan tới việc làm, vấn đề thực phẩm.
Những căng thẳng liên quan tới covid 19 liên quan nhiều tới các vấn đề sức khỏe tinh thần hơn ở cả phụ nữ mang thai và không mang thai. Tuy nhiên, Tiến sỹ Schweizer cho rằng không phải tất cả phụ nữ đều bị ảnh hưởng theo một cách như nhau. Có những yếu tố dễ bị tổn thương như sự thiếu hụt hỗ trợ từ xã hội, vấn đề gia tăng cảm xúc cô đơn, lo lắng, không chấp nhận sự thiếu chắc chắn, dẫn tới mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần lớn hơn trong bối cảnh căng thẳng do đại dịch ở phụ nữ mang thai so với những người bình thường khác.
Ảnh hưởng đối với hành vi của trẻ
Ở giai đoạn cuối của nghiên cứu, trung bình 18 tháng sau khi bắt đầu đánh giá, nhóm chuyên gia đã thực hiện cùng một nhóm các hoạt động đo lường đối với những người tham gia.
Tuy nhiên, sau đó nhóm nghiên cứu cũng đã tiến hành đo lường ở giai đoạn trầm cảm sau sinh nhằm ghi nhận những triệu chứng sức khỏe tinh thần có liên quan trong thời gian này, ví dụ như những suy nghĩ làm hại tới đứa trẻ hoặc việc phải chịu những tổn thương ở trẻ. Nhóm nghiên cứu cũng đã đo tâm trạng và hành vi của trẻ ở giai đoạn này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy stress do covid trong thời gian thai kỳ có mối liên hệ mật thiết tới sức khỏe tinh thần của bà mẹ sau sinh. Tiến sỹ Schweizer đã rất ngạc nhiên khi nỗi căng thẳng xuất hiên lúc mang thai lại tiếp tục gây ra chứng lo âu, trầm cảm sau sinh ở phụ nữ.
Tuy nhiên, không chỉ các bà mẹ bị ảnh hưởng, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tỷ lệ cao nguy cơ "cảm xúc tiêu cực" tới cả những đứa trẻ sơ sinh. Triệu chứng của loại cảm xúc này là đứa trẻ sẽ có xu hướng hay khóc hơn, khó ru ngủ hơn. Cảm xúc này là một cách để đo lường tâm trạng của trẻ, tuy nhiên nó được nhìn nhận là có liên quan tới một loạt những vấn đề mang tính hành vi cũng như nhận thức. Nó cũng liên quan tới sự phát triển trong vòng đời của trẻ.
Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sức khỏe tinh thần sau sinh có mối liên hệ tới hành vi của trẻ, kết quả của nghiên cứu này lần đầu tiên kiểm tra được mối liên hệ giữa trạng thái căng thẳng trong thời gian mang thai với sức khỏe tinh thần của mẹ và bé khi đại dịch xảy ra.
Source: UNSW
- [THÔNG BÁO] THAM GIA VIẾT BÀI CHO HỘI THẢO QUỐC TẾ: DIỄN ĐÀN HÀ NỘI LẦN THỨ NĂM VỀ KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM (HaFPES 2025) CỦA TRƯỜNG ĐH GIÁO DỤC, ĐHQGHNTin tức09/05/2025
- Hướng tiếp cận mới nhằm hỗ trợ giáo viên tích hợp nội dung "Học tập vì sự phát triển bền vững" ngay từ những ngày đầu sự nghiệpTin tức08/05/2025
- Trầm cảm và các rối loạn sức khoẻ tâm thần khác có liên quan tới phản ứng miễn dịchTin tức30/04/2025
- Sôi nổi hội thi rèn nghề ngành Quản lý giáo dục và Tâm lý học giáo dụcTin tức28/04/2025
- Nghiên cứu mới mang lại đột phá trong công tác phòng ngừa tự tửTin tức28/04/2025
- Chế độ ăn kiêng nhiều chất béo, nhiều đường ảnh hưởng đến chức năng nhận thứcTin tức22/04/2025
- Nghiên cứu mới điều tra tác động của thuốc điều trị ADHD đến tim mạchTin tức05/04/2025
- Ngưng kê đơn thuốc cho người sa sút trí tuệTin tức04/04/2025
- [THÔNG BÁO] THAM GIA VIẾT BÀI CHO HỘI THẢO QUỐC TẾ: DIỄN ĐÀN HÀ NỘI LẦN THỨ NĂM VỀ KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM (HaFPES 2025) CỦA TRƯỜNG ĐH GIÁO DỤC, ĐHQGHNTin tức09/05/2025
- Hướng tiếp cận mới nhằm hỗ trợ giáo viên tích hợp nội dung "Học tập vì sự phát triển bền vững" ngay từ những ngày đầu sự nghiệpTin tức08/05/2025
- Thông tin tuyển sinh Đại học năm 2025 của Khoa Sinh học, Trường Sư phạm, Trường Đại học Vinh.Tin tức07/05/2025
- Competence Assessment of Team of Specialists under the Organization and Personnel Department at Public Universities in VietnamĐào tạo07/05/2025
- ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAYNghiên cứu06/05/2025
- 🔥🔥THÔNG TIN TUYỂN SINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ NĂM 2025 🔥Tin tức05/05/2025
- Trầm cảm và các rối loạn sức khoẻ tâm thần khác có liên quan tới phản ứng miễn dịchTin tức30/04/2025
- Hành trình của sinh viên Khoa Hóa học tại Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường Sư phạm năm học 2024 - 2025Giới thiệu28/04/2025