Căng thẳng tâm lý (P2)
Sự kiện gây sang chấn
Một số yếu tố gây căng thẳng liên quan đến các sự kiện hoặc tình huống gây sang chấn mà ở đó một người phải trải nghiệm cảm giác cái chết gần kề hoặc bị đe dọa đến tính mạng hoặc các thương tích nghiêm trọng. Các yếu tố gây căng thẳng trong danh mục này bao gồm tham gia chiến đấu quân sự, bị đe dọa hoặc bị công kích thật sự về thể chất (ví dụ: hành hung, tấn công tình dục, cướp bóc, lạm dụng trong thời thơ ấu), tấn công khủng bố, thiên tai (ví dụ: động đất, lũ lụt, bão) và tai nạn ô tô. Ở nam giới, người không thuộc chủng tộc da trắng và người có địa vị kinh tế xã hội thấp (SES) báo cáo đã phải trải qua số lượng sự kiện gây sang chấn nhiều hơn rất nhiều so với phụ nữ, những người thuộc chủng tộc người da trắng và các cá nhân trong các nhóm có địa vị kinh tế xã hội cao hơn (Hatch & Dohrenwend, 2007). Một số người phải tiếp xúc với các yếu tố gây căng thẳng ở cường độ quá mức có thể dẫn đến Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD): một phản ứng căng thẳng mãn tính được biểu hiện bởi các trải nghiệm và hành vi hàm chứa những ký ức đau đớn về sự kiện gây căng thẳng, dễ giật mình, thường xuyên bồn chồn, trạng thái cảm xúc tiêu cực dai dẳng, tách rời xã hội, các cơn bùng nổ cảm xúc tức giận và việc né tránh những chi tiết có thể làm gợi nhớ đến sự kiện gây sang chấn (Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ [APA], 2013).
Sự thay đổi trong cuộc sống
Hầu hết những yếu tố gây căng thẳng mà chúng ta gặp phải ít khi dữ dội như được mô tả phía trên. Nhiều yếu tố gây căng thẳng tiềm ẩn mà con người phải đối mặt liên quan đến các sự kiện hoặc tình huống đòi hỏi chúng ta phải thực hiện những thay đổi trong cuộc sống hiện tại và cả thời gian chúng ta cần có để thích nghi với những thay đổi đó. Các ví dụ bao gồm sự qua đời của một thành viên thân thiết trong gia đình, kết hôn, ly hôn và chuyển chỗ ở
Vào những năm 1960, hai nhà tâm thần học Thomas Holmes và Richard Rahe muốn kiểm chứng mối liên hệ giữa các yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống và bệnh tật, dựa trên giả thuyết là: những sự kiện trong cuộc sống đòi hỏi những thay đổi đáng kể về thói quen sống hằng ngày của một người đều khiến người ta trở nên căng thẳng, cho dù những sự kiện này là mong muốn hay không. Họ đã phát triển Thang đánh giá điều chỉnh xã hội (SRRS), bao gồm 43 sự kiện trong đời đòi hỏi mức độ điều chỉnh bản thân khác nhau (Holmes & Rahe, 1967). Nhiều sự kiện trong cuộc sống mà hầu hết mọi người cho là dễ chịu (ví dụ: nghỉ lễ, nghỉ hưu, kết hôn) nằm trong số những sự kiện được liệt kê trong SRRS; đây là những ví dụ về các căng thẳng mang tới lợi ích [eustress]. Holmes và Rahe cũng đề xuất rằng các sự kiện này đều có thể tích lũy theo thời gian và khi chúng chất chứa càng ngày càng đầy thì nguy cơ phát triển các bệnh lý thể chất của con người cũng tăng theo.
Trong quá trình phát triển thang đo, Holmes và Rahe đã đề nghị 394 người tham gia cung cấp cho họ một mức số ước tính của mỗi người cho từng mục trong số 43 mục; mỗi mức ước tính phải thể hiện được mức độ mà những người tham gia cảm thấy mình cần phải thực hiện những điều chỉnh bản thân khi trải qua sự kiện đó. Các ước tính cho ra kết quả là điểm giá trị trung bình của mỗi sự kiện - thường được gọi là đơn vị biến đổi cuộc sống (LCU) (Rahe, McKeen & Arthur, 1967). Điểm số dao động từ 11 đến 100, đại diện cho mức độ ý thức về sự thay đổi cuộc sống mà mỗi sự kiện mang đến. Sự qua đời của người bạn đời được xếp hạng cao nhất trong thang điểm với 100 LCU và ly hôn xếp thứ hai với 73 LCU. Bên cạnh đó, thương tích cá nhân hoặc bệnh tật, kết hôn và nghỉ việc cũng được xếp hạng cao trong thang điểm với các số điểm lần lượt là 53, 50 và 47 LCU. Ngược lại, việc thay đổi nơi cư trú (20 LCU), thay đổi thói quen ăn uống (15 LCU), và các kỳ nghỉ lễ (13 LCU) được xếp hạng thấp trong thang đo (Bảng 1). Các hành vi vi phạm pháp luật nhẹ được xếp hạng thấp nhất với 11 LCU. Để hoàn thành thang điểm, những người tham gia phải chọn “có” cho các mục sự kiện mà họ thực tế đã trải qua trong vòng 12 tháng. LCU cho mỗi hạng mục đã kiểm tra được tính tổng điểm để định lượng mức độ thay đổi cuộc sống. Sự đồng tình về số lượng các hoạt động điều chỉnh bản thân để đương đầu với những sự kiện được liệt kê trên thang đánh giá rất nhất quán, thậm chí không giới hạn bởi sự khác biệt các nền văn hóa (Holmes & Masuda, 1974).
Bảng 1. Some Stressors on the Social Readjustment Rating Scale (Holmes & Rahe, 1967) | |
---|---|
Life event | Life change units |
Death of a close family member | 63 |
Personal injury or illness | 53 |
Dismissal from work | 47 |
Change in financial state | 38 |
Change to different line of work | 36 |
Outstanding personal achievement | 28 |
Beginning or ending school | 26 |
Change in living conditions | 25 |
Change in working hours or conditions | 20 |
Change in residence | 20 |
Change in schools | 20 |
Change in social activities | 18 |
Change in sleeping habits | 16 |
Change in eating habits | 15 |
Minor violation of the law | 11 |
Nghiên cứu mở rộng đã chứng minh rằng tích lũy một số lượng lớn các đơn vị thay đổi cuộc sống trong một khoảng thời gian ngắn (một hoặc hai năm) có liên quan đến một loạt các bệnh lý về thể chất (thậm chí tai nạn và chấn thương thể thao) và các vấn đề sức khỏe tâm thần (Monat & Lazarus, 1991; Scully, Tosi, & Banning, 2000). Trong một cuộc thử nghiệm ban đầu, các nhà nghiên cứu đã thu được điểm LCU của các nhân viên Hải quân Hoa Kỳ và Na Uy, những người đang chuẩn bị thực hiện chuyến hành trình dài 6 tháng. Đợt kiểm tra hồ sơ y tế sau đó cho thấy mối tương quan tích cực (nhưng nhỏ) giữa điểm LCU trước chuyến đi và các triệu chứng bệnh trong hành trình sáu tháng sau đó (Rahe, 1974). Thêm vào đó, họ có xu hướng gặp nhiều triệu chứng thể chất hơn, chẳng hạn như đau lưng, đau bụng, tiêu chảy và mụn trứng cá vào một số ngày đặc biệt, ở đó giá trị LCU trong báo cáo tự thực hiện của họ cao hơn đáng kể so với bình thường, chẳng hạn như ngày đám cưới của một thành viên trong gia đình (Holmes & Holmes, 1970).
Thang đánh giá điều chỉnh xã hội (SRRS) cung cấp cho các nhà nghiên cứu một cách lượng giá đơn giản, dễ quản lý về mức độ căng thẳng trong cuộc sống của con người và nó đã được sử dụng trong hàng trăm nghiên cứu (Thoits, 2010). Mặc dù được sử dụng rộng rãi, thang đánh giá cũng nhận được nhiều lời chỉ trích. Thứ nhất, nhiều mục trong SRRS còn mơ hồ; ví dụ, cái chết của một người bạn thân có thể liên quan đến cái chết của một người bạn thời thơ ấu đã lâu không gặp mà nó yêu cầu ít những điều chỉnh về mặt xã hội (Dohrenwend, 2006). Ngoài ra, có người còn đặt ra một giả định khác rằng hiện nay các sự kiện không mong muốn trong cuộc sống đã không còn gây căng thẳng hơn những sự kiện mong muốn (Derogatis & Coons, 1993) nữa. Tuy nhiên, hầu hết các bằng chứng hiện có đều cho thấy rằng, miễn sao là các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần vẫn còn được lưu tâm, thì người ta vẫn nhận thấy các sự kiện không mong muốn hoặc sự kiện tiêu cực có liên đới chặt chẽ đến các kết quả xấu (chẳng hạn như trầm cảm) hơn là các sự kiện tích cực, sự kiện được mong muốn (Hatch & Dohrenwend, 2007). Có lẽ lời chỉ trích nghiêm trọng nhất mà thang đánh giá nhận được là nó không xem xét sự đánh giá chủ quan trong câu trả lời của người tham gia về các sự kiện cuộc đời mà nó hàm chứa. Bạn có thể ngẫm lại, việc đánh giá một tác nhân gây căng thẳng là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành khái niệm và trải nghiệm tổng thể về sự căng thẳng. Bị sa thải có thể gây thiệt hại cho một số người nhưng lại là cơ hội đáng mong chờ của một số người khác để có được một công việc tốt hơn. Dù sao thì SRRS vẫn là một trong những công cụ nổi tiếng nhất trong nghiên cứu về sự căng thẳng và nó là một công cụ hữu ích để nhận diện các nguy cơ tiềm ẩn về mặt sức khỏe liên quan đến căng thẳng (Scully và cộng sự, 2000).
Các rắc rối
Những yếu tố gây căng thẳng tiềm ẩn không phải lúc nào cũng liên quan đến các sự kiện lớn trong cuộc sống. Những rắc rối hằng ngày - những khó chịu và phiền nhiễu vặt vãnh đều là một phần trong cuộc sống của chúng ta (ví dụ: giao thông vào giờ cao điểm, lạc mất chìa khóa, đồng nghiệp đáng ghét, thời tiết khắc nghiệt, tranh cãi với bạn bè hoặc gia đình) - có thể chồng chất dần dần và khiến chúng ta căng thẳng hệt như các sự kiện làm thay đổi cuộc sống (Hình 2) (Kanner, Coyne, Schaefer, & Lazarus, 1981)
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng tần suất của những phiền nhiễu hằng ngày thật ra là một yếu tố dự báo khả quan hơn với đơn vị tính những thay đổi trong cuộc sống về sức khỏe thể chất và tâm lý của con người. Trong một nghiên cứu khá nổi tiếng về cư dân San Francisco, tần suất những phiền nhiễu hằng ngày được ghi nhận có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề sức khỏe thể chất hơn là các sự kiện làm thay đổi cuộc sống (DeLongis, Coyne, Dakof, Folkman, & Lazarus, 1982). Ngoài ra, những rắc rối nhỏ hằng ngày, đặc biệt là xung đột giữa các cá nhân, thường dẫn đến trạng thái tâm trạng tiêu cực và đau khổ (Bolger, DeLongis, Kessler, & Schilling, 1989). Những rối ren xảy ra trên mạng xã hội có thể là nguồn gốc của căng thẳng trong thời kỳ xã hội hiện đại. Trong một cuộc điều tra, căng thẳng trên mạng xã hội có liên quan đến mất ngủ ở thanh thiếu niên, có lẽ là do việc suy ngẫm về mạng xã hội gây ra phản ứng căng thẳng sinh lý làm tăng mức độ kích động (van der Schuur, Baumgartner, & Sumter, 2018). Rõ ràng, những rắc rối này hoàn toàn có thể tăng thêm và gây hại cho chúng ta cả về tình cảm và thể chất.
Nghề nghiệp
Các yếu tố gây căng thẳng có thể bao gồm các tình huống mà một người thường xuyên phải tiếp xúc với các sự kiện khó khăn và thử thách, chẳng hạn như điều kiện làm việc khó khăn, đòi hỏi khắt khe hoặc không an toàn. Mặc dù hầu hết các công việc và nghề nghiệp đôi lúc có những đòi hỏi cao, nhưng một số công việc rõ ràng là căng thẳng hơn những công việc khác. Ví dụ: hầu hết mọi người có thể sẽ đồng ý rằng công việc của một lính cứu hỏa vốn dĩ căng thẳng hơn công việc của một người bán hoa. Tương tự, hầu hết người ta sẽ đồng ý rằng có những công việc chứa nhiều yếu tố không mang lại cảm giác dễ chịu, chẳng hạn như những công việc đòi hỏi phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn (người vận hành thiết bị nặng), liên tục bị quấy rối và đe dọa bạo lực thể chất (cai ngục), sự không ngừng chán nản, mệt mỏi (tài xế xe buýt ở một thành phố lớn), hoặc những người nhân viên có ca làm việc luân phiên ngày và đêm (nhân viên trực lễ tân khách sạn), đòi hỏi cao hơn nhiều - và do đó, căng thẳng hơn - so với những công việc không chứa các yếu tố đó. Bảng 2 liệt kê một số nghề nghiệp và một số yếu tố gây căng thẳng cụ thể liên quan đến những nghề nghiệp đó (Sulsky & Smith, 2005).
Bảng 2. Occupations and Their Related Stressors | |
---|---|
Occupation | Stressors Specific to Occupation |
Police officer | physical dangers, excessive paperwork, dealing with court system, tense interactions, life-and-death decision making |
Firefighter | uncertainty over whether a serious fire or hazard awaits after an alarm, potential for extreme physical danger |
Social worker | little positive feedback from jobs or from the public, unsafe work environments, frustration in dealing with bureaucracy, excessive paperwork, sense of personal responsibility for clients, work overload |
Teacher | Excessive paperwork, lack of adequate supplies or facilities, work overload, lack of positive feedback, threat of physical violence, lack of support from parents and administrators |
Nurse | Work overload, heavy physical work, patient concerns (dealing with death and medical concerns), interpersonal problems with other medical staff (especially physicians) |
Emergency medical worker | Unpredictable and extreme nature of the job, inexperience |
Clerical and secretarial work | Few opportunities for advancement, unsupportive supervisors, work overload, lack of perceived control |
Managerial work | Work overload, conflict and ambiguity in defining the managerial role, difficult work relationships |
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024