Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gian
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là rối loạn thần kinh thường gặp nhất ở trẻ em tại Australia. Trong nhiều năm qua, đây được coi là chủ đề gây tranh cãi liên quan tới khả năng chẩn đoán sai hoặc chẩn đoán quá mức. Có sự khác biệt về mức độ chẩn đoán và kê đơn tuỳ thuộc vào nơi bạn sinh sống và tình trạng kinh tế xã hội của bạn
Để nhận diện những mối lo ngại và cải thiện tính ổn định của hoạt động chẩn đoán và kê đơn cho bệnh nhân ADHD, Hiệp hội chuyên gia về ADHD tại Australia đã công bố một bản hướng dẫn chẩn đoán mới. Bản hưởng dẫn này sẽ giúp các bác sĩ chăm sóc sức khoẻ đưa ra được những phác đồ điều trị ổn định cho bệnh nhân, trong đó kết hợp đa dạng các loại thuốc cũng như các hoạt động không dùng thuốc khác.
Cứ mỗi 10 người trẻ Australia thì có 1 người mắc hội chứng ADHD. Rối loạn này được chẩn đoán liên quan tới việc mất chú ý, tăng động và tính bốc đồng vốn gây ra những hệ quả tiêu cực trong môi trường làm việc, đi học hoặc ở nhà. Sử dụng thuốc kích thích tâm thần được coi là trụ cột chính trong quá trình điều trị ADHD.
Tuy nhiên, cách tiếp cận được công nhận trên toàn thế giới hiện nay đó là kết hợp thuốc và các biện pháp can thiệp khác theo phương pháp tiếp cận đa phương thức. Những can thiệp y học thay thế này bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), trị liệu nghề nghiệp (OT), các chiến lược giáo dục, và các biện pháp hỗ trợ khác.
Việc sử dụng thuốc đã thay đổi theo thời gian
Tại Úc, Ritalin (thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương) được kê đơn phổ biến nhất cho các bệnh nhân ADHD. Điều này đã thay đổi trong những năm 1990 sau khi thuốc dexamphetamine được giới thiệu, theo sau đó là Vyvance (lidsexamfetamine-thuốc đặc hiệu trong điều trị ADHD)
Có lẽ hầu hết mọi thay đổi đáng kể trong điều trị ADHD đó là việc công bố chậm rãi những phiên bản khác nhau của các loại thuốc giúp ức chế bệnh trong hơn 8 tiếng (lâu hơn thời gian ở trường theo quy định). Khi tuân thủ theo các hướng dẫn lâm sàng, việc kê đơn chẩn đoán cho bệnh nhân ADHD được coi là một hoạt động an toàn, mặc dù việc sử dụng amphetamines để điều trị ADHD ở người trẻ cũng đã gây ra một số lo ngại trong cộng đồng. Do đó, một bản hướng dẫn nhất quán là rất quan trọng đối với các chuyên gia y tế.
Sự phát triển của hoạt động chẩn đoán và kê đơn
Bắt đầu ở các mức độ thấp, hoạt động chẩn đoán và điều trị đã có sự tiến bộ đáng kể trong những năm 1990, trong đó có sự xuất hiện của một bộ phận nhỏ các bác sĩ tâm thần và các bác sĩ nhi khoa tại mỗi bang hoặc vùng lãnh thổ. Mặc dù điều này hứa hẹn tiềm năng về tính nhất quán trong những ngày đầu, nó cũng làm dấy lên các lo ngại về hoạt động y tế tốt nhất. Do đó, vào năm 1997, Hội đồng nghiên cứu và sức khoẻ Y tế quốc gia đã phát triển bộ hướng dẫn lâm sàng đầu tiên về ADHD. Sau đó, một số cải tiến đã được đưa ra khi đơn thuốc được mở rộng do tiêu chuẩn chẩn đoán thay đổi (mở rộng để bao gồm chẩn đoán kép với chứng tự kỷ) và do nhu cầu thực hành tốt nhất với đơn thuốc ngày càng tăng của các bác sĩ đa khoa. Những hướng dẫn này góp phần nâng cao tính nhất quán của các hướng tiếp cận ở cấp độ quốc gia, giúp giảm bớt khả năng chẩn đoán nhầm hoặc chẩn đoán quá mức.
Tuy nhiên, một cuộc điều tra mới nhất của Thượng viện đã phát hiện ra rằng chẩn đoán và điều trị bằng thuốc vẫn tiếp tục vẫn gia tăng trong giai đoạn 2017-2022. Kết quả này nhấn mạnh tính cấp thiết của một hướng tiếp cận nhất quán hơn trong việc chẩn đoán và kê đơn đối với bệnh nhân ADHD.
Bắt đầu với các chất thành phần, sau đó là đơn thuốc
Những hướng dẫn lâm sàng gần đây đã được Hiệp hội chuyên gia ADHD Australia công bố vào năm 2022, chỉ rõ lộ trình cho các hoạt động nghiên cứu, lâm sàng cũng như các chính sách liên quan tới ADHD. Bản hướng dẫn được thiết kế dựa trên những trải nghiệm thực tế của những người mắc ADHD. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh tới những câu hỏi mở rộng hơn về sức khoẻ, chẳng hạn như cách ứng phó với ADHD như một tình trạng toàn diện.
Vẫn có những khó khăn trong việc dự đoán phản ứng của mỗi cá nhân đối với các loại thuốc khác nhau. Do đó, hướng dẫn kê đơn mới đã cung cấp những lời khuyên thực tiễn về cách thức kê đơn an toàn, có trách nhiệm. Điều này hướng tới việc giảm bớt những khả năng sai sót tiềm ẩn trong hoạt động chẩn đoán, kê đơn và điều chỉnh đơn thuốc cho bệnh nhân ADHD tương ứng với các nhóm tuổi, hoàn cảnh khác nhau.
Để dễ hình dung hơn, bản hướng dẫn lâm sàng mô tả về các thành phần trong khi bản hướng dẫn chẩn đoán cung cấp các đơn thuốc theo từng bước một.
Khuyến nghị
Một nguyên lý quan trọng trong 2 bản hướng dẫn này đó là thuốc không nên được coi là cách thức điều trị đầu tiên và duy nhất. Không phải tất cả các loại thuốc đều hoạt động theo cùng một cơ chế đối với mỗi đứa trẻ. Trong một số trường hợp, chúng hoàn toàn không có tác dụng. Các tác dụng phụ của thuốc cũng đa dạng, bao gồm chán ăn, khó ngủ, đau đầu, đau bụng, thay đổi tâm trạng và cáu kỉnh. Những hướng dẫn này hỗ trợ việc điều chỉnh đơn thuốc để giảm các tác dụng phụ xuống.
Thuốc mang lại cơ hội quan trọng cho nhiều người trẻ trong việc nhận được các giá trị tối đa từ những hỗ trợ về tâm lý học xã hội và tâm lý học giáo dục. Những hỗ trợ này có thể bao gồm: huấn luyện về nhận thức, liệu pháp nhận thức hành vi, phản hồi thần kinh, trị liệu nghề nghiệp, các chiến lược giáo dục, huấn luyện ADHD.
Hỗ trợ đối với ADHD cũng có thể bao gồm các khoá tập huấn, đào tạo dành cho phụ huynh. Điều này có thể hỗ trợ việc điều trị hiệu quả hơn, đặc biệt trong bối cảnh sự khắc nghiệt của ADHD có thể là một thách thức ngay cả với những bậc phụ huynh "hoàn hảo" nhất.
Tiếp nhận chẩn đoán đúng
Đã có những báo cáo về việc người dân tìm kiếm các clip tiktok để có thể tự chẩn đoán bệnh cho bản thân, đồng thời đang có sự gia tăng trong việc sử dụng các chất kích thích điều trị ADHD mà không có đơn của bác sĩ.
Tuy nhiên, thông điệp tới từ các bản hướng dẫn mới đó là việc chẩn đoán ADHD là một quá trình phức tạp, và có thể khiến một chuyên gia mất tối thiểu 3 giờ đồng hồ để hoàn thành. Các nguồn lực trực tuyến có thể hữu ích đối với những người đang tìm kiếm sự giúp đỡ, nhưng hoạt động chẩn đoán cần phải được thực hiện bởi các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ được công nhận.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024