Chứng mất ngủ ảnh hưởng tới năng suất làm việc của người trẻ
Theo các chuyên gia, cứ 5 người trẻ tại Úc thì có 1 người bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn giấc ngủ, cụ thể là năng suất làm việc của họ được phát hiện là bị giảm sút.
Nghiên cứu mới của Đại học Flinders sử dụng dữ liệu của Raine Study thế hệ 2 (1 nghiên cứu theo chiều dọc ở phía Tây nước Úc) bao gồm 554 công nhân tuổi 22 và đã phát hiện ra rằng năng suất làm việc của người trẻ tại Úc bị giảm sút chủ yếu do chứng mất ngủ gây ra.
Ghi chú: Raine Study là một nghiên cứu đoàn hệ (cohort study) theo chiều dọc, trải qua nhiều thế hệ (multigenerational, longitudinal) ở tây Úc.
Nghiên cứu mới cho thấy rằng tổng năng suất công việc bị mất đi lên tới 40% ở những thanh niên độ tuổi 22 với những rối loạn giấc ngủ lâm sàng so với những đồng nghiệp không mắc vấn đề đối với giấc ngủ.
Theo PGS. Amy Reynolds (chuyên ngành Sức khỏe giấc ngủ lâm sàng-Trường Y và Sức khỏe cộng đồng, ĐH Flinders), điều này tương đương với lượng năng suất mất đi trong khoảng 4 tuần của những người trẻ bị rối loạn giấc ngủ lâm sàng. Con số này ở những người không bị mất ngủ là ít hơn 1 tuần.
Raine Study đã chỉ ra rằng khoảng 20% người trẻ tham gia khảo sát đều có chung một hội chứng rối loạn giấc ngủ lâm sàng. Do đó, nghiên cứu mới được triển khai do các nhà khoa học muốn biết mức độ ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ đối với công nhân ở nơi làm việc như thế nào. Thông điệp ở đây đơn giản là rối loạn giấc ngủ phổ biến như thế nào ở người trẻ, và những hội chứng này có ảnh hưởng như thế nào tới họ cũng như công việc của họ.
Trước khi bước sang độ tuổi trung niên, hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA-Obstructive Sleep Apnoea) phổ biến hơn. Tuy nhiên, đối với người trẻ, mất ngủ là hội chứng được cho là thường gặp hơn những vấn đề khác liên quan tới giấc ngủ, và hội chứng này làm cho năng suất công việc của họ mất đi.
Theo PGS. Reynolds (nhà tâm lý học lâm thời với chương trình điều trị chứng mất ngủ tại Đại học Flinders), năng suất làm việc mất đi chủ yếu do "văn hóa điểm danh" (Presenteeism - Hành vi đi làm dù không đủ khỏe nhằm chứng tỏ sự hiện diện và cống hiến trong công việc). Điều này có nghĩa là họ vẫn đi làm, tuy nhiên lại không đạt được năng suất làm việc tốt nhất.
Việc hỗ trợ quản lý hội chứng rối loạn mất ngủ chính là một ưu tiên của các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Y học và Sức khỏe Flinders. GS. Rober Adams (chuyên ngành Hô hấp và Y học giấc ngủ-Respiratory and Sleep Medicine) và đồng nghiệp đang tập trung mang lại cho các bác sỹ tổng quát (GP-general practioner) phụ trách việc chăm sóc sức khỏe ban đầu (primary care) cơ hội truy cập vào các nguồn lực chăm sóc sức khỏe thực chứng (evidence-based care) và nguồn lực dành cho hội chứng rối loạn giấc ngủ tại mọi khu vực của đất nước.
Hỗ trợ người trẻ tiếp cận với việc điều trị thực chứng liên quan tới chứng mất ngủ (CBTi-Cognitive Behavioural Therapy for Insomnia) có thể giúp giảm bớt việc sử dụng thuốc ngủ hoặc các phương thức can thiệp khác vốn dĩ không giải quyết được các vấn đề liên quan tới giấc ngủ một cách lâu dài.
Chương trình thử nghiệm "Quản lý hội chứng ngưng thở khi ngủ và chứng mất ngủ trong chăm sóc sức khỏe ban đầu" (MOSIP-Management of Sleep Apnea and Insomnia in Primary Care) đang tìm kiếm cách thức hỗ trợ các bác sỹ tổng quát trong việc quản lý 2 hội chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến hiện nay: chứng mất ngủ và chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Hai hội chứng này ảnh hưởng tới hơn 4 triệu người dân Australia và gây ra thiệt hại ít nhất 66 tỷ đô mỗi năm.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024