Chương trình phòng chống bạo lực học đường đang được mở rộng
Các cuộc nói chuyện được bắt đầu với những nhóm hỗ trợ trẻ em tại Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm diễn giải các nguồn lực nhằm giúp đỡ những trẻ em có đa dạng hệ thần kinh (neurodiverse) trong các trường quốc tế đối phó với trạng thái stress cũng như những hành vi bắt nạt. Bên cạnh đó, các nguồn lực này còn góp phần hỗ trợ việc xoa dịu những khủng hoảng tinh thần và hội chứng lo âu, hồi hộp ở người trẻ vốn là hệ quả của những trận động đất đã tàn phá các khu vực phía TĐông Nam Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua.
Được phát triển cho các trường học tại Australia, chương trình "Big Talks for Little People" (tạm dịch: Tiếng nói Lớn dành cho những người Bé) sử dụng chương trình PEACE (Preparation, Education, Action, Coping, Evaluation) của Đại học Flinders đang được sử dụng ở một số trường tiểu học nam Úc. Được hỗ trợ bởi tổ chức Little Heroes and Breakthrough Mental Health Research và các nhà tài trợ khác, chương trình cũng được áp dụng cho các thổ dân Úc và người dân ở đảo Torres Strait. Bên cạnh đó, "Big Talks for Little People" cũng được sử dụng trong các câu lạc bộ thể thao và các nhà trường thông qua chương trình sức khỏe và giáo dục thể chất tại Australia.
GS. Pillip Slee và các đồng nghiệp tại Đại học Flinders đã phát triển các học liệu cần thiết sau khi nhận thấy rằng BLHĐ là một vấn đề thực sự nghiêm trọng ở các trường học tại Úc. Nghiên cứu của họ phát hiện ra rằng hơn 20% nam giới và 15% nữ giới tuổi từ 8 đến 18 đã báo cáo về việc mình bị bắt nạt ít nhất 1 lần/tuần (Slee, PT, 2017. School Bullying: Teachers helping students cope. Routledge, London)
Theo GS. Slee, những chương trình như thế này tập trung vào việc giáo dục cảm xúc xã hội (social-emotional learning) nhằm giúp đỡ học sinh phát triển kỹ năng ra quyết định đúng đắn, hướng tới việc thiết lập các mối quan hệ bạn bè tích cực. Bên cạnh đó, chương trình cũng lựa chọn những yếu tố quan trọng đối với người trẻ để ứng phó với các xung đột, phát triển khả năng phục hồi nhanh trước các hoàn cảnh bất lợi cũng như một loạt các kỹ năng khác. Những kỹ năng đặc thù này cũng được giáo viên giảng dạy theo một cách thức chủ động ngay trong lớp học.
Chương trình Big Talks for Little People quan sát học sinh ở độ tuổi Tiểu học tham gia vào một kế hoạch học tập bao gồm 6 phần, trong đó tập trung vào những khía cạnh chính như cảm xúc, sự hồi phục, quản lý và ngăn chặn xung đột. Chương trình cũng yêu cầu những người tham gia tự đánh giá các kỹ năng của bản thân trước và sau khi tham gia chương trình, và cả trong lần thứ 3 tham gia sau đó nữa nhằm kiểm tra xem những kỹ năng này có còn được duy trì hay không.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng mức độ bắt bạt đã giảm đáng kể khi họ hướng dẫn học sinh về các kỹ năng giao tiếp, quản lý và diễn tả cảm xúc cũng như những giải pháp xử lý xung đột. Nội dung của chương trình bao gồm các nhân vật hoạt hình sắc màu, và được thiết kế đặc biệt nhằm không thể hiện sự phân biệt giới tính, văn hóa cũng như việc phân biệt chủng tộc. Những nhân vật này có các tính cách và màu da đặc trưng, giúp cho chúng có thể được dễ dàng nhận diện theo góc nhìn của trẻ em. Có những nhân vật được định hướng với sở thích công nghệ, những nhân vật khác được thiết kế với sở thích liên quan tới âm nhạc, thể thao...Bối cảnh của chương trình được xây dựng tương đối đơn giản, tuy nhiên những đứa trẻ thực sự rất thích chúng, từ đó giúp trẻ nhận biết được những cảm giác về việc bị bắt nạt hoặc phương thức giải quyết với những thất vọng mà chúng gặp phải.
Nghiên cứu sâu hơn vào chương trình và những kết quả mà nó mang lại đã cho thấy các mức độ cao hơn đối với những kỹ năng cảm xúc xã hội của những người tham gia. Kết quả cũng cho thấy những người tham gia đã thiết lập được các mối quan hệ bạn bè tích cực hơn, lòng tự trọng và niềm tin vào bản thân cao hơn, đồng thời họ cũng cảm thấy hạnh phúc hơn đối với những kỹ năng cá nhân và việc học tập tại trường.
Các nhà nghiên cứu đã nhận diện được trẻ em có thể được cung cấp các cơ hội phát triển kỹ năng học tập cảm xúc xã hội ở đâu, đồng thời các kỹ năng này cũng có ảnh hưởng đáng kể tới cảm giác an toàn ở trường học cũng như cảm giác tự tin với năng lực học thuật của trẻ tại trường. Trên khía cạnh phương tiện truyền thông xã hội, chúng cung cấp cho trẻ những cơ hội suy nghĩ về các hành động của chúng, nghĩ về những cách thức ứng xử khác, đồng thời mang tới cho trẻ nhiều kỹ năng tốt hơn. Với những kỹ năng này, trẻ có thể đưa ra quyết định tốt hơn, phát triển các mối quan hệ tích cực hơn, đồng thời cũng có thể giúp đỡ và hỗ trợ cho những đứa trẻ khác xung quanh chúng.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024