Chuyên gia giáo dục trên thế giới nói gì về ChatGPT?
Sau hơn 10 tháng ra mắt, ChatGPT đã liên tục gây chú ý và xôn xao trong dư luận. Các nhà phát triển của chatbot này đã nhận được nhiều lời khen ngợi vì đã tạo ra được một phần mềm có thể tương tác qua lời nói của người dùng và viết phản hồi giống con người của công cụ này.
ChatGPT đã thực hiện nhiệm vụ của mình bằng cách tìm kiếm một lượng lớn dữ liệu trên web. Qua cách chia nhỏ dữ liệu thành các từ và cụm từ ngắn, nó có thể phân tích cú pháp và đưa ra câu trả lời của mình. Công cụ này được một nhóm các nhà phát triển đào tạo để hiểu các sắc thái của ngôn ngữ tự nhiên mà con người sử dụng.
Không những vậy, chatbot này cũng có nhiều công dụng từ việc hỗ trợ kiểm tra chính tả, ngữ pháp đến ngôn ngữ dễ tiếp cận được nhiều hơn với mọi đối tượng, kể cả với những người khuyết tật hoặc những người đang học một ngôn ngữ mới.
Đã có nhiều cuộc thảo luận xoay quanh ChatGPT tập trung vào việc người dùng lạm dụng tiềm năng của chatbot này. Mối quan tâm hàng đầu là khả năng học sinh, sinh viên sử dụng ChatGPT để viết bài luận và các bài tập khác.
Vừa qua, các trường công lập ở phía Tây và bang Victoria của Úc đã cùng với các tiểu bang New South Wales, Queensland và Tasmania đưa ra lệnh cấm toàn diện đối với việc sử dụng ChatGPT ở trường học với học sinh, sinh viên. Quyết định này được đưa ra khi ChatGPT bị cấm tại một số học khu thuộc Mỹ, Pháp và Ấn Độ.
Giáo viên đã được yêu cầu tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy học sinh đang sử dụng công cụ này ở nhà. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy công nghệ AI như công cụ do OpenAI tạo ra được sử dụng trong các trường học.
Nhiều chuyên gia giáo dục trên thế giới đang kêu gọi mọi người nên bình tĩnh và xem ChatGPT - một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) như một cơ hội, thay vì trở ngại trong giáo dục.
Chia sẻ từ Phó giám đốc điều hành của Hội đồng Nghiên cứu Giáo dục Úc, Tiến sĩ Catherine McClellan cho biết, sự hoảng loạn về các mối đe dọa công nghệ đối với giáo dục không phải mới. Tuy nhiên, bà McClellan không nghĩ rằng sự hoảng loạn này và lệnh cấm người học sử dụng những công cụ AI là cách nên làm. Thay vào đó, những nhà giáo dục nên biết cách sử dụng để nó là một công cụ có giá trị đối với người học.
Giáo sư George Siemens của Đại học Nam Úc, một chuyên gia quốc tế về AI và giáo dục cũng gợi ý rằng các giáo viên nên tập trung vào cách AI có thể làm được để cải thiện giáo dục. Theo vị Giáo sư này, các chatbot như ChatGPT là những đổi mới sẽ luôn xuất hiện và tồn tại, phát triển. Thay vì cấm sử dụng, hãy để những công cụ này trở nên có lợi hơn khi giáo viên khám phá và thử nghiệm chúng để hiểu rõ hơn về những gì mà AI có thể làm cho việc dạy và học.
Ví dụ, nếu bạn là giáo viên và yêu cầu ChatGPT tạo giáo án mẫu cho một môn toán học lớp 5, thì nền tảng này sẽ tạo ra một bộ mục tiêu, mọi tài liệu bạn cần, cùng với một loạt hoạt động phù hợp cho học sinh ở cấp độ đó. Hoặc nếu bạn đang dạy lập trình, ChatGPT có thể tạo và gỡ lỗi mã mà bạn yêu cầu. Không những vậy, công cụ này có thể giúp người dạy lập kế hoạch, tạo ý tưởng và tổ chức các bài học hàng tuần. Điều quan trọng là các chatbot thông minh này có thể tiết kiệm được thời gian chuẩn bị cho giáo viên và họ thể làm được thêm nhiều việc có ý nghĩa hơn cho học sinh của mình.
Việc giảng dạy đang thay đổi một cách nhanh chóng. Do đó, qua việc nắm bắt các công nghệ mới và tìm hiểu cách AI có thể bổ sung cho việc giảng dạy, giáo viên, những người làm giáo dục nên chuẩn bị một tương lai mới phát triển, cạnh tranh với những công nghệ tốt và thông minh nhất cho học sinh. Giáo sư Siemens cũng cho rằng, AI có thể giảm thiểu công tác quản lý cũng như có thể mang đến cho học sinh, sinh viên những trải nghiệm học tập mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là giáo viên phải chia sẻ với người học về những lợi ích và rủi ro xung quanh việc sử dụng chúng.
Bởi giáo dục đang ở đỉnh điểm của sự bùng nổ lớn về đổi mới và sáng tạo và AI là trung tâm của sự bùng nổ này. Những công cụ trí tuệ nhân tạo mở ra một cơ hội hoàn toàn mới cho việc tạo ra kiến thức và sáng tạo ý tưởng để cải thiện phương pháp giảng dạy.
Sự hội tụ của con người và AI làm việc cùng nhau chính là tương lai. Do đó, nên đảm bảo rằng giáo viên và học sinh có thể tạo dựng được sự quen thuộc mà họ cần để ngày càng phát triển mạnh mẽ trong không gian mới này.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024