Đa dạng hóa nguồn nhân lực dạy học-Chìa khóa nhận diện các vấn đề trong giáo dục

Theo một báo cáo mới nhất, việc thu hút nhân lực đền từ những nền tảng môi trường khác nhau tham gia vào công tác giảng dạy có thể giải thích cho những tồn tại, bất cập trong công tác nhân sự đang diễn ra hiện nay, đồng thời góp phần cải thiện kết quả đầu ra cho người học.
Báo cáo từ trường Đại học Giáo dục Melbourne chỉ ra những cách thức thu hút và giữ chân các giáo viên là người dân tộc thiểu số và coi đây là một phần quan trọng nhằm củng cố nhân lực trong ngành giáo dục
Nội dung báo cáo bao gồm các hướng tiếp cận dựa trên minh chứng (evidence-based) đối với việc tuyển dụng giáo viên tới từ 4 nhóm người không được mô tả đúng mức (underpresented) hiện nay trong nguồn nhân lực dạy học ở Australia: người bản địa (indigeneous), giáo viên đến từ nông thôn và vùng xa xôi hẻo lánh, người đến từ vùng có nền tảng kinh tế-xã hội khó khăn và những giáo viên khuyết tật.
Những chiến lược được đưa ra hiện nay bao gồm bồi dưỡng, chương trình học bổng, các chương trình hỗ trợ nhà ở, các chương trình có tính chất là cầu nối giữa giáo dục, đào tạo nghề với các trường đại học, cũng như những hỗ trợ tài chính dành cho các nhóm người ở trên.
PGS. Suzanne Rice (Chủ nhiệm đề tài, Đại học Melbourne) cho biết báo cáo này đã nhấn mạnh việc thiếu đi các chính sách cần thiết để thu hút và giữ chân giáo viên tới từ các nhóm người thiểu số. Theo PGS. Rice, nguồn lực giáo viên tại Úc hiện nay chưa phản ánh được tính đa dạng của dân số.Những phúc lợi hiện nay nhằm thu hút giáo viên chủ yếu tập trung vào khoảng cách về cung ứng, và chỉ 1 số ít trong đó tập trong vào việc gia tăng tính đa dạng của nguồn nhân lực.
Hiện nay Australia chỉ có 6% giáo viên báo cáo về vấn đề khuyết tật, chỉ 17% được sinh ra ở nước ngoài và chưa đầy 2% là người bản địa. PGS.Rice cho rằng giáo viên tới từ các nhóm người thiểu số cho thấy kết quả dạy học rất tốt. Giáo viên thuộc các nhóm thiểu số có thể trở thành hình mẫu cho học sinh vốn xuất thân từ những hoàn cảnh khó khăn, bất lợi, khuyến khích các em đạt tới những kết quả cao hơn trong học tập. Những giáo viên này thường có hiểu biết tốt hơn về những vấn đề văn hóa, đồng thời cũng thành thạo trong việc tạo cầu nối tới các nhóm thiểu số trong những cộng đồng địa phương.
Theo PGS. Rice, các nhà trường ở vùng nông thôn hoặc vùng kinh tế khó khăn thường gặp các vấn đề đối với sự thiếu hụt nguồn nhân lực dạy học, và học sinh tới từ các vùng địa này có xu hướng đạt mức độ kiến thức thấp hơn những vùng khác. Vấn đề này thậm chí còn tồi tệ hơn trong cuộc khủng hoảng nhân sự của nhà trường.
Tuy nhiên, PGS. Rice thấy rằng các giáo viên thuộc nhóm người thiểu số thường có xu hướng ở lại những nhà trường vốn gặp vấn đề khó khăn trong việc tìm kiếm cũng như giữ chân cán bộ giáo viên, đồng thời xây dựng được các mối liên kết bền chặt với cộng đồng-những liên kết sống còn đối với cả thầy và trò trong nhà trường.
Báo cáo cho thấy những giáo viên lớn lên ở những khu vực khó khăn cũng có xu hướng dạy học và ở lại những ngôi trường khó khăn, và giáo viên ở vùng nông thôn cũng có xu hướng dạy học và ở lại với những nhà trường ở nông thôn.
GS. Rice cho rằng các nhà làm chính sách phải nhận ra rằng tính đa dạng trong nguồn lực giáo viên chính là nhân tố then chốt trong việc cải thiện chất lượng nhà trường, và cũng là giải pháp quan trọng đối với toàn bộ hệ thống trong cuộc khủng hoảng.
Những chiến lược quan trọng nhằm thu hút và giữ chân giáo viên:
1. Phát triển các chương trình của riêng nhà trường: cung cấp các hỗ trợ về bồi dưỡng, đào tạo cũng như tài chính cho giáo viên đang công tác tại trường
2. Chương trình cư trú cho giáo viên: các ứng cử viên được đưa vào trường từ lúc bắt đầu thời gian đào tạo. Ở đây họ được hướng dẫn, bồi dưỡng bởi các giáo viên đã có nhiều kinh nghiệm. Các ứng cử viên tham gia dạy học tích cực từ lúc bắt đầu trong khi vẫn hoàn thành bằng cấp dạy học của mình.
3. Học bổng cho giáo viên: chương trình học bổng có thể giúp hỗ trợ trang trải chi phí học tập để trở thành giáo viên và có thể được định hướng dành cho các nhóm thiểu số
4. Xây dựng cầu nối giữa đào tạo giáo viên và đào tạo nghề: Các khóa học đào tạo nghề có thể trở nên dễ dàng hơn và có chi phí rẻ hơn so với các khóa học đại học. Đây có thể là cơ hội dành cho những học sinh cảm thấy ít có khả năng tài chính và văn hóa để theo học bậc đại học.
5. Bối cảnh và văn hóa nhà trường: thúc đẩy môi trường nhà trường trong đó phụ huynh, học sinh và CBQL nhận ra rằng tính đa dạng trong nguồn lực giáo viên góp phần thúc đẩy sự phát triển nhà trường. Bên cạnh đó, cần đảm bảo cấu trúc và văn hóa làm việc góp phần thúc đẩy tính đa dạng trong nhà trường.
- Báo cáo về nhu cầu đối với sức khoẻ tâm thần, sinh hoạt phí và cải cách giáo dục của giới trẻ AustraliaTin tức03/04/2025
- Lịch thi tốt nghiệp THPT 2025Tin tức24/03/2025
- Thao giảng cấp khoaTin tức05/03/2025
- Quy định Khung năng lực số cho người họcTin tức07/02/2025
- Gặp gỡ đầu xuân Ất Tỵ 2025Tin tức03/02/2025
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khoa Ngữ văn tổ chức Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa họcNghiên cứu16/04/2025
- RA MẮT CÂU LẠC BỘ CODE CLUB CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIN HỌCKhoa Tin học12/04/2025
- TỔNG KẾT HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA TIN HỌC NĂM HỌC 2024 – 2025Khoa Tin học10/04/2025
- Chuyến Đi Trải Nghiệm Học Tập Thực Tế Tại Nhà Máy Lọc Dầu Nghi Sơn Của Sinh Viên Khoa Hóa Học – Trường Sư Phạm - Trường Đại Học VinhKhoa Hoá học07/04/2025
- Báo cáo về nhu cầu đối với sức khoẻ tâm thần, sinh hoạt phí và cải cách giáo dục của giới trẻ AustraliaTin tức03/04/2025
- Quy định về chính sách hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí đối với sinh viên sư phạmSinh viên03/04/2025
- KHOA TIN HỌC TỔ CHỨC HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2024 – 2025Khoa Tin học02/04/2025
- Bản đồ cơ thể đầu tiên về ảo giácNghiên cứu01/04/2025