Dấu hiệu cảnh báo trẻ trầm cảm
TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức, Trưởng khoa Nội Thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết nhiều năm trở lại đây, trẻ em gặp những vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo âu, trầm cảm có xu hướng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như phụ huynh thiếu gần gũi con do bận rộn công việc, điều kiện sống ở đô thị chật hẹp, các em không có nhiều không gian vui chơi, gia đình quản lý và giám sát trẻ thái quá, bé đối mặt với các mâu thuẫn hay áp lực trong cuộc sống, học tập... Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ lo âu, trầm cảm.
Thiếu niềm vui: Trẻ không thích vui chơi, không ăn những món từng yêu thích, ngừng tự hào về ngoại hình... có thể là dấu hiệu của cô đơn, trầm cảm. Trẻ mắc bệnh này niềm vui thường giảm đi hoặc biến mất.
Dễ nản lòng: Trẻ nhanh nản, không làm được những việc quen thuộc. Khi căng thẳng, các bé có dấu hiệu thoái lui, không thực hiện được những công việc từng thuần thục, hay lo lắng về sự chia ly.
Mỏi và đau nhức: Trầm cảm có thể gây đau nhức. Trẻ mắc bệnh này dễ bị đau bụng hoặc đau đầu do các tổn thương về tinh thần. Cơn đau cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Phụ huynh nên cho con đi khám. Bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra các vấn đề về thể chất cũng như sàng lọc các tình trạng sức khỏe tâm thần.
Khó chịu hoặc rút lui: Cáu kỉnh, tìm cách xa lánh cha mẹ, người thân xung quanh có thể là một tín hiệu trầm cảm ở trẻ. Một số bé có xu hướng muốn nói hoặc chia sẻ với bố mẹ vấn đề gì đó nhưng lại gặp khó khăn khi tâm sự.
Khó ngủ: Theo bác sĩ Minh Đức, giấc ngủ là một trong những điều đầu tiên bị ảnh hưởng nếu trẻ bị căng thẳng do trầm cảm. Phụ huynh có thể nhận thấy con thức giấc thường xuyên, ngủ không sâu giấc.
Đánh, cắn: Trẻ đang gặp vấn đề về tâm thần dễ nổi giận, hung hăng hơn bình thường. Người lớn cần lưu ý nếu trẻ có hành vi gây gổ ở trường, ít vui chơi cùng bạn bè.
Thay đổi cảm giác thèm ăn: Trẻ có xu hướng thèm thức ăn nhiều đường, nhiều chất béo, ăn vặt thường xuyên hơn. Đây là hiện tượng phản ứng không lành mạnh đối với căng thẳng. Một số trường hợp, bé bị trầm cảm có thể lười ăn.
Lặp lại các hành động: Trẻ có thể khịt mũi, gãi ngứa, sờ đầu lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể phát triển các hành vi khác như rửa tay quá mức để kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn. Thông thường, những hành vi này biến mất theo thời gian. Cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ nhi khoa nếu hành động lặp đi lặp lại diễn ra trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Tức giận: Trẻ biểu hiện sự bực tức, giận dữ khi gặp khó khăn và tức giận. Nếu những cơn giận kéo dài hàng giờ đồng hồ, xảy ra thường xuyên thì đó có thể là dấu hiệu về tâm lý cần được can thiệp.
Bác sĩ Minh Đức cho biết thêm ba mẹ nên cho con đi khám sớm khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm hay lo lắng. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh thông qua khám lâm sàng, bài đánh giá hay xét nghiệm liên quan, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
"Khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam năm 2019" của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), công bố tháng 4/2022, cho thấy 13% trẻ từ 13-17 tuổi cảm thấy cô đơn trong hầu hết thời gian hoặc luôn luôn cô đơn, 7% thường xuyên cảm thấy lo âu. Số liệu này khảo sát trên gần 7.800 học sinh lớp 8-12, tại 81 trường học trên cả nước.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024