Đồng hồ thông minh có đang làm cho bạn cảm thấy lo lắng, bồn chồn hay không?
Những thiết bị có thể đeo trên người (wearables) được dùng để theo dõi và kiểm soát sức khoẻ hiện nay (ví dụ: đồng hồ thông minh) đang ngày càng trở nên phổ biến và phức tạp hơn. Đối với những bệnh nhân đang phải sống chung với các vấn đề về tim mạch, các thiết bị này có thể cung cấp những thông tin quan trọng, bao gồm các cập nhật về trạng thái bất thường của nhịp tim (heart rate-số lần tim đập/phút,bpm) cũng như nhịp điệu tim (heart rythm-tính đều đặn của nhịp tim)
Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Journal of the American Heart Association đã phát hiện ra rằng việc sử dụng các thiết bị nhằm theo dõi tình trạng tim mạch (ví dụ: AFib - rung nhĩ) có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy lo lắng hơn về sức khoẻ của bản thân. Đây là một tình huống tiến thoái lưỡng nan, bởi những thiết bị nhỏ gọn này có thể giúp chúng ta quản lý tốt hơn về tình trạng tim mạch mãn tính, tuy nhiên đeo các công nghệ này cũng có thể làm cho chúng ta trở nên lo âu, căng thẳng hơn, và điều này lại không tốt cho tình trạng bệnh của bản thân.
Wearables giúp kiểm soát các vấn đề tim mạch
Thiết bị Wearable đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc quản lý và phát hiện các tình trạng bệnh, trong đó có bệnh rung nhĩ-vấn đề phổ biến nhất hiện nay liên quan tới nhịp điệu tim. Rung nhĩ ảnh hưởng tới 2% dân số toàn cầu, và khoảng 5% người độ tuổi từ 55 trở lên. Mặc dù một số bệnh nhân có thể không có biểu hiện, về mặt y học, các triệu chứng có thể bao gồm đánh trống ngực (palpitation), mệt mỏi (fatigue), và hụt hơi, khó thở (shortness of breath). Wearable giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn và kiểm soát được các tình trạng của bản thân thông qua việc cung cấp dữ liệu về nhịp và nhịp điệu tim, đồng thời đưa ra cảnh báo về các đợt rung nhĩ. Điều này rất hữu ích trong việc hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của bệnh, đặc biệt đối với những người đang phải sống chung với bệnh rung nhĩ kịch phát (paroxysmal atrial fibrillation).
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đồng hồ thông minh rất hiệu quả trong việc phát hiện ra các nhịp điệu tim bất thường và có thể giúp người dùng quản lý, thậm chí là ngăn chặn vấn đề xảy ra. Tuy nhiên, bất kỳ lợi ích nào của việc sử dụng wearables để kiểm soát rung nhĩ đều cần phải cân bằng được với tỷ lệ lo âu của bệnh nhân, đảm bảo rằng việc sử dụng các thiết bị này không làm tăng mức độ căng thẳng của người dùng.
Wearable có thể giúp bệnh nhân tự tin hơn
Đối với nhiều người, cảm giác đang nhận được những dữ liệu sức khoẻ khách quan, đáng tin cậy, và mang tính cá nhân hoá có thể khích lệ sự tự tin, cảm giác an toàn và đảm bảo, đặc biệt khi kết hợp với các thiết bị theo dõi triệu chứng hoặc nhật ký của bệnh nhân.
Điều này có thể cho phép bệnh nhân tự quản lý tình trạng bệnh tại nhà thay vì phải tới bệnh viện, do đó cũng góp phần giảm bớt cảm giác căng thẳng, lo âu đối với họ. Trong môi trường lâm sàng, dữ liệu có thể khuyến khích bệnh nhân tham gia vào việc ra quyết định. Thông qua việc diễn giải các dữ liệu sức khoẻ cùng với bác sĩ hay các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ, họ có thể phát triển các mục tiêu cũng như kế hoạch hành động cho bản thân. Những bệnh nhân hiểu rõ về tình hình của mình sẽ có xu hướng ít báo cáo về các triệu chứng rung nhĩ của mình hơn.
Tuy nhiên, wearables có thể dẫn tới căng thẳng, lo âu
Nghiên cứu của nhóm chuyên gia tới từ ĐH Bắc Carolina và Trường Y khoa Yale đã tiến hành xem xét hành vi cũng như trạng thái hạnh phúc của 172 bệnh nhân rung nhĩ trong hơn 9 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy 83 người sử dụng wearables để kiểm soát tình trạng bệnh có biểu hiện lo lắng nhiều hơn về các triệu chứng và phác đồ điều trị, trong đó với mỗi 5 người sẽ có 1 bệnh nhân cảm thấy lo lắng cực độ (intense anxiety).
Lo lắng mãn tính có thể góp phần dẫn tới tình trạng căng thẳng, kiệt sức và yếu kém về sức khoẻ thể chất, từ đó làm trầm trọng thêm các vấn đề tim mạch. Nghiên cứu đi trước cũng khám phá ra những ảnh hưởng của wearables tới những bệnh nhân có tình trạng bệnh kéo dài, trong đó có bệnh về tim mạch. Những người tham gia nghiên cứu lần này cũng báo cáo về tình trạng gia tăng lo lắng tương tự khi sử dụng các thiết bị wearables.
Một số người mô tả bản thân như một "tù nhân của những con số". Họ cảm thấy mình cần "liên tục kiểm tra thiết bị để biết về tình hình hiện tại của bản thân, dẫn tới việc wearables đã kiểm soát cuộc sống của họ". Tần suất và số lượng thông báo, cảnh báo cũng như trạng thái rung của thiết bị có thể trở nên quá tải và làm người dùng lo lắng nhiều hơn về sức khoẻ của mình. Quá nhiều thông tin cũng có thể cản trở bệnh nhân trong việc tự quản lý, thay vào đó, các thông báo lại nhắc nhở mọi người tìm kiếm lời khuyên sức khoẻ thường xuyên hơn so với bình thường.
Đối với những người khác, mức độ sức khoẻ hoặc trình độ kỹ thuật số thấp (không biết cách sử dụng thiết bị hoặc diễn giải dữ liệu) có thể khiến họ cảm thấy lo lắng, căng thẳng đến mức từ bỏ hoàn toàn các thiết bị đeo.
Tương lai của wearables
Trong tương lai, các thiết bị kỹ thuật số có thể giúp chúng ta vẽ được bức tranh tổng thể về tình hình sức khoẻ cũng như trạng thái hạnh phúc thông qua "digital phenotype" (kiểu hình số)-kiểu hình kết hợp các dữ liệu như trạng thái giấc ngủ, thay đổi cân nặng và các hoạt động thể chất.
Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn để có thể hiểu rõ các ảnh hưởng của wearables tới mức độ lo âu của bệnh nhân. Nếu bạn đang sử dụng một thiết bị wearable để kiểm soát sức khoẻ, nó có thể hữu ích trong việc kiểm tra dữ liệu và thông báo một cách đều đặn. Bạn cũng có thể muốn thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia về cách sử dụng của mình đối với thiết bị để có thể tự quản lý tình trạng sức khoẻ bản thân tốt hơn. Với các bệnh mãn tính, kế hoạch hành động là một yếu tố quan trọng trong lộ trình điều trị. Điều này bao gồm việc thảo luận với các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ. Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều việc phải làm để khiến các bác sĩ và chuyên gia sức khoẻ cảm thấy tự tin hơn trong việc tích hợp wearables trong phác độ điều trị của bệnh nhân.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Tổng kết hoạt động thao giảng Khoa Giáo dục Chính trị chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2024Tin tức26/11/2024
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Seminar: Sự trỗi dậy của New York như là một kinh đô nghệ thuật mớiNghiên cứu22/11/2024
- Đội Thể thao số 1 của Công đoàn Trường Sư Phạm đạt vị trí Nhất toàn đoàn trong giải Thể thao Công đoàn Trường Đại Học Vinh năm 2024Công đoàn22/11/2024