Field Trip: Trải nghiệm đa chiều cho học sinh
Các yếu tố quan trọng của Field Trip
Đã từ lâu, Field Trip không còn là một hoạt động lạ lẫm đối với các em học sinh. Nếu như trước đây, khái niệm “Field Trip” tại Việt Nam được hiểu nôm na là các hoạt động dã ngoại vào mùa hè hay vào các dịp lễ đặc biệt thì giờ đây, khái niệm này đối với các trường quốc tế đã được cải tiến và mở rộng hơn rất nhiều.
Hoạt động Field Trip dành cho học sinh có thể được tổ chức dưới hình thức trong nhà (indoor) hoặc ngoài trời (outdoor) với đa dạng mục đích. Chẳng hạn như các chuyến dã ngoại đến vùng biển, các chuyến du lịch đến một di tích lịch sử, các chuyến du học hè ở nước ngoài hay các chuyến tham quan địa danh trong thành phố. Tùy theo định hướng học tập và mục đích mà nhà trường, giáo viên và phụ huynh cần lựa chọn hoạt động Field Trip phù hợp cho học sinh.
Hoạt động Field Trip đòi hỏi nhà trường phải lập kế hoạch và điều phối một cách chặt chẽ để học sinh có được trải nghiệm học tập tốt nhất trong mỗi chuyến đi. Một chuyến Field Trip cần đảm bảo những yếu tố sau:
- Chuyến đi cần được lên kế hoạch một cách chi tiết
- Nhà trường cần thực hiện các chuyến tiền trạm
- Nhà trường cần xây dựng mục đích giáo dục rõ ràng
- Giáo viên cần sắp xếp, điều phối và giám sát học sinh
- Giáo viên tạo mọi cơ hội để học sinh học hỏi, tìm tòi
- Hoạt động cho phép học sinh được tự do khám phá
- Hoạt động đánh giá và chia sẻ nên được áp dụng sau chuyến đi
Vai trò của Field Trip
Field Trip đóng một vai trò vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sự toàn diện trong giáo dục con trẻ. Dưới đây là một số lợi ích mà hoạt động Field Trip mang lại cho học sinh:
1. Gia tăng sự tương tác trong học tập
Sẽ dễ dàng hơn nhiều để hiểu con bò là gì khi học sinh trực tiếp quan sát và chạm vào nó. Điều đó sẽ hoàn toàn khác so với việc đọc về một con bò trong sách vở. Các chuyến đi thực tế cho phép học sinh tương tác và suy nghiệm với những gì các em đang học. Các trải nghiệm thực tế mang lại nhiều lợi ích hơn việc đọc một khái niệm trong sách giáo khoa vì trẻ có thể tự mình cảm nhận, quan sát và kiểm chứng một cách trực tiếp.
2. Khám phá nhiều môi trường khác nhau
Các chuyến đi thực tế cho phép học sinh tiếp cận trực tiếp với các đồ vật và môi trường mà các em không được tiếp xúc trong trường học. Học sinh có thể được xem các đồ tạo tác lịch sử hoặc thậm chí là hệ sinh thái dưới nước tại thủy cung trong các chuyến đi thực tế. Mỗi trải nghiệm sẽ góp phần củng cố việc học và giúp các em hiểu hơn về các lý thuyết học thuật. Dần dà, các em sẽ bắt đầu thấy rằng những kiến thức tiếp thu trên lớp cũng có thể giúp các em giải quyết các vấn đề trong thế giới thực.
3. Cải tiện sự tương tác với xã hội
Rời khỏi lớp học để đi Field Trip là cơ hội để học sinh tìm hiểu một môi trường xã hội mới. Các em được gặp một nhóm người mới và có thể tương tác với những đứa trẻ khác trong suốt chuyến đi thực tế. Sự tương tác này giúp các em có một bài học quan trọng về cách cư xử trong các bối cảnh khác nhau. Ngoài ra, các chuyến Field Trip cũng thúc đẩy ý thức làm việc theo nhóm và theo cộng đồng khi các em học sinh cùng nhau trải nghiệm một môi trường mới.
4. Nâng cao khả năng cảm nhận
Nói một cách đơn giản, học sinh tham gia các chuyến dã ngoại có xu hướng dễ đồng cảm và khoan dung hơn so với những bạn không tham gia. Đi Field Trip giúp nâng cao kỹ năng tư duy phản biện và cho các em cơ hội suy nghĩ về một chủ đề hoặc một quan điểm khác. Một chuyến Field Trip mang đến cho học sinh cơ hội trải nghiệm những địa điểm mới.
5. Xóa tan sự nhàm chán trong lớp học
Học sinh, đặc biệt là các bạn nhỏ tuổi, rất dễ bị phân tâm và buồn chán khi học. Các chuyến Field Trip như một “làn gió mới” mang đến cho các em những trải nghiệm thú vị và hào hứng. Những chuyến đi này sẽ khơi dậy hứng thú học tập trong học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức nhanh hơn, dù cho môn học đó có nhàm chán như thế nào về mặt lý thuyết.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024