Gia tăng nguy cơ ô nhiễm rác thải nhựa
Một bài nghiên cứu tổng quan về ô nhiễm môi trường đã trình bày cách mà rác thải nhựa cũng như các chất hóa học bên trong chúng ảnh hưởng tới mạng lưới thức ăn dưới biển, đồng thời đưa ra cảnh báo rằng hành động gây ô nhiễm khắp các môi trường biển vẫn chưa được hiểu một cách rõ ràng, cặn kẽ.
Phải mất hàng trăm năm để rác thải nhựa phân hủy, với việc mỗi sản phẩm sẽ vỡ ra thành các mảnh nhỏ hơn thông qua quá trình thủy phân hydrocarbon do vi sinh vật gây nên, dẫn tới việc ảnh hưởng lên các tình trạng của môi trường.
NCS Elise Tuuri cho rằng chất thải nhựa với các kích thước khác nhau tiềm ẩn nguy cơ đáng lo ngại về các hình thái sống bên dưới mạng lưới thức ăn. Nghiên cứu này nhấn mạnh sự phức tạp của các hạt vi nhựa như là một tác nhân gây ô nhiễm và sự khó khăn trong việc phát hiện chính xác những ảnh hưởng của hạt vi nhựa tới sức khỏe của con người và môi trường biển của địa phương.
Nhóm nghiên cứu biết rõ rằng một lượng lớn các mảnh vỡ từ nhựa có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết của hàng loạt sinh vật biển do bị vướng vào, thắt vào cổ, nghẹt thở và chết đói; hoặc do nuốt phải các rác thải nhựa đó. Chỉ một lượng nhỏ các sinh vật có thể lọc nước và hấp thụ các mảnh vỡ nhựa nhỏ hơn.
Từ các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng rác thải nhựa cũng ảnh hưởng tới hành vi nuôi dưỡng của động vật và sản lượng sinh sản của chúng. Ngoài ra, rác thải nhựa cũng gây ra những dị thường trong quá trình phát triển, sự thay đổi của hệ gene, viêm mô, gây ức chế cho quá trình phát triển và lớn lên của cả người lớn và con cái của họ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các sản phẩm nhựa nhỏ và siêu nhỏ đối với các sinh vật biển vẫn chưa được hiểu rõ và vẫn luôn được cho là tiềm ẩn nguy cơ.
Nhựa là một loại chất liệu gây ô nhiễm môi trường rất phức tạp do sự đa dạng về kích thước, hình dáng, chất liệu polyme và các chất phụ gia hóa học. Bản thân các chất phụ gia này cũng có thể gây ra ảnh hưởng tới một số loài sinh vật biển cụ thể.
Các nhà nghiên cứu cũng kêu gọi sự xuất hiện của nhiều đề tài hơn về ô nhiễm rác thải nhựa và các chất phụ gia tổng hợp, từ đó hiểu rõ hơn cũng như ngăn chặn các nguy cơ tác động tiêu cực tới môi trường cũng như sức khỏe sinh học của các loài sinh vật.
Giáo sư Sophie Leterme cho biết các vi sinh vật biển tham gia vào việc tạo ra nguồn năng lượng và dinh dưỡng, tuy nhiên chúng ta vẫn không biết cách thức mà nhựa và lượng nước bẩn sản sinh ra gây ảnh hưởng tới sự sống của vi khuẩn ở tầng đáy của chuỗi thức ăn dưới biển.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ô nhiễm rác thải nhựa gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc sản sinh vi khuẩn, sản phẩm protein, ảnh hưởng thu nhận được của tỷ lệ cố định ni tơ và phốt pho ở các sinh vật sản xuất sơ cấp, những thay đổi lớn về gene và quá trình quang hợp, do đó chúng ta cần hiểu rõ hơn về việc các chất phụ gia hóa học đã gây ra điều gì đối với hệ thực vật vĩ mô, sinh vật phù du, động vật nguyên sinh giáp xác và các vi sinh vật ở các vùng biển.
Các nhà khoa học đã kiểm tra sự hiện diện của các chất phụ gia (HBCD = 1,2,5,6,9,10-hexabromocyclododecane, DEHP=Dioctyl-phthalate), và thể polyme (PE=polyethylene, PP=polypropylene, PVC=poly-vinyl cloride, PS=polystyrene) trong các vi sinh vật biển và sinh vật phù du, từ đó phát hiện ra sự giảm sút đối với quá trình quang hợp, phát triển của hầu hết các mẫu vật. Một lượng lớn rác thải nhựa cực nhỏ cũng đã được tìm thấy trong huyền phù và các sinh vật ăn lọc (ví dụ: trai). Đây là những sinh vật sẵn sàng tiêu hóa các mảnh nhựa bị thải ra khi chúng gặp phải.
Trong khi những hậu quả tiêu cực của rác thải nhựa đã được chỉ ra trong các nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm thì ảnh hưởng của chúng đối với môi trường vẫn chưa được nghiên cứu sâu. Việc rác thải nhựa xuất hiện một cách tập trung ở môi trường biển cần phải được làm rõ nhằm đánh giá một cách chính xác ảnh hưởng của chúng tới lưới thức ăn và sức khỏe của con người.
Những nghiên cứu trong tương lai cần phải cân nhắc ảnh hưởng của rác thải nhựa trên khía cạnh kích thước, hình dạng, các chất phụ gia hóa học, các hợp chất polyme, mức độ tập trung của chúng trên các vi sinh vật biển cũng như toàn bộ hệ sinh thái nhằm đưa ra các khuyến cáo khoa học và những thay đổi cần thiết đối với cộng đồng, các ngành công nghiệp, góp phần hạn chế sự tàn phá môi trường của rác thải nhựa.
Link bài báo của NCS Tuuri và GS. Sophie C. Leterme: How plastic debris and associated chemicals impact the marine food web: A review
- Quy định Khung năng lực số cho người họcTin tức07/02/2025
- Gặp gỡ đầu xuân Ất Tỵ 2025Tin tức03/02/2025
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Khoa Vật lí tổ chức đón tiếp gặp mặt và chúc thọ cựu giáo chức nhân dịp đầu xuân năm mới 2025Tin tức21/02/2025
- Gặp mặt tân sinh viên K65 Khoa Vật lýTin tức21/02/2025
- Thống kê các công trình khoa học của giảng viên và sinh viên khoa Vật lýNghiên cứu21/02/2025
- Quy định Khung năng lực số cho người họcTin tức07/02/2025
- KHOA SINH HỌC GẶP MẶT ĐẦU XUÂN 2025Tin tức04/02/2025
- Gặp gỡ đầu xuân Ất Tỵ 2025Tin tức03/02/2025
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025