Giáo viên đã thiếu lại còn nghỉ việc nhiều
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, số giáo viên đang thiếu chủ yếu ở bậc mầm non, tiểu học và với một số môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, Thanh Hóa, Hà Nội, TP.HCM, Nghệ An, Thái Nguyên, Gia Lai... là những địa phương thiếu giáo viên nhiều nhất.
Thiếu giáo viên ngày càng trầm trọng
Tính đến hết năm học 2022-2023, theo thống kê sơ bộ trên cơ sở dữ liệu ngành, tổng số giáo viên mầm non, phổ thông là 1.234.124 người (tăng 71.927 người so với năm học 2021- 2022, trong đó công lập chiếm 88,57%, ngoài công lập 11,43%).
Trong năm học qua, mặc dù các địa phương đã triển khai công tác tuyển dụng giáo viên theo chỉ tiêu biên chế được giao nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu giảng dạy trong các cơ sở giáo dục.
Tỉ lệ giáo viên/lớp ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên cả nước (chỉ tính giáo viên trong biên chế) còn thấp hơn so với quy định.
Hiện nay, cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên (từ bậc mầm non đến THPT), số giáo viên thiếu tăng thêm 11.308 người so với năm học trước. Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cơ cấu đội ngũ nhà giáo còn mất cân đối giữa các môn học trong cùng một cấp học, giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên còn diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương, nhất là giáo viên dạy các môn học mới (các môn tiếng Anh, tin học, âm nhạc, mỹ thuật) nhưng chậm được khắc phục. Trong khi đó, chỉ tiêu phân bổ giáo viên cho các địa phương đa số thấp hơn so với nhu cầu thực tế.
Năm học 2022-2023, Hà Nội thiếu 10.265 giáo viên, tuy nhiên số biên chế được bổ sung trong năm học này chỉ có 2.361 biên chế. Theo ông Trần Văn Thức - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa, địa phương này là một trong số tỉnh thành có số giáo viên thiếu nhiều nhất cả nước.
"Hiện số giáo viên biên chế ở các cấp là hơn 40.430 người. So với định mức của tỉnh, ngành giáo dục còn thiếu gần 6.900 giáo viên. Nếu so với định biên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh Hóa thiếu hơn 10.250 giáo viên, trong đó một số môn bắt buộc theo chương trình mới như tin học thiếu 690 người, tiếng Anh 350, mỹ thuật 280. Việc này ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học" - ông Thức cho hay.
TP.HCM cũng là một "điểm nóng" của tình trạng thiếu giáo viên. Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết năm học 2022-2023 ngành giáo dục thành phố còn thiếu hơn 5.240 giáo viên.
Học sinh tăng, giáo viên nghỉ việc nhiều
Lý giải về tình trạng thiếu giáo viên, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV tháng 10-2022, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng nhiều năm về trước giáo viên đã không đủ do nhiều người bỏ việc, giảng viên nhiều năm không tuyển, tuyển nhỏ hơn số nghỉ hưu do thừa, thiếu cục bộ, khó điều tiết và thiếu do tăng dân số tự nhiên.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ tháng 9-2015, tổng số học sinh khi bắt đầu năm học là trên 19 triệu học sinh và con số này là hơn 23 triệu học sinh vào tháng 9-2022. Trong khi đó, số giáo viên vào tháng 9-2015 có 1.156.000 người cho bậc mầm non đến phổ thông. Đến tháng 9-2022 có 1.227.000 giáo viên. Như vậy, số giáo viên nhiều hơn 100.000 trong khi số học sinh đã tăng trên 3 triệu.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định: "Nguyên nhân chính dẫn đến việc số giáo viên mầm non vẫn thiếu nhiều so với năm học trước là do số trẻ đến trường năm học 2022-2023 tăng thêm 132.245 trẻ (tương ứng với việc cần tăng thêm khoảng 5.500 giáo viên). Bậc tiểu học, tỉ lệ lớp học 2 buổi/ngày năm học 2022-2023 tăng 4,6% so với năm học trước (cần tăng thêm khoảng 3.000 giáo viên). Bậc THPT tăng 669 lớp so với năm học trước (cần thêm khoảng 1.500 giáo viên)".
Một nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng hơn được chỉ ra là do chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định bậc tiểu học tổ chức học 2 buổi/ngày; thêm một số môn học mới, bắt buộc, thêm tiết học giáo dục địa phương, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp...Trong khi đó, "làn sóng" giáo viên nghỉ việc có vẻ vẫn chưa dừng lại. Tính riêng năm học vừa qua, cả nước có hơn 19.300 giáo viên công lập về hưu và nghỉ việc (10.094 giáo viên nghỉ hưu và 9.295 giáo viên nghỉ việc).
Bên cạnh đó, một số địa phương còn bị động về nguồn tuyển dụng; chưa có chính sách đột phá thu hút giáo viên đến công tác ở những địa bàn khó khăn hơn; còn nhiều bất cập trong việc bố trí giáo viên tiếng Anh, tin học và công nghệ dạy liên trường, liên cấp.
Nhiều nguyên nhân của việc thiếu giáo viên
Nhận định về nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thiếu giáo viên, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo là do công tác quy hoạch, dự báo nhu cầu giáo viên chưa sát, không theo kịp thực tế; biến động dân số, dịch chuyển lao động giữa các vùng miền với số lượng lớn và không có quy luật. Việc tuyển dụng giáo viên phổ thông ở các địa phương còn bất cập, chưa kịp thời do thiếu nguồn tuyển; thiếu cơ chế thu hút và giữ giáo viên gắn bó với nghề, lương giáo viên mới được tuyển dụng thấp...
Không tuyển dụng được
Theo Cục Nhà giáo và Quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), đến cuối năm học 2022-2023, cả nước tuyển dụng thêm hơn 17.000 giáo viên công lập. Nhưng vẫn còn hơn 74.000 chỉ tiêu biên chế dù đã giao cho các địa phương nhưng chưa tuyển dụng được.
Bà Y Ngọc - phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum - cho biết địa phương đang thiếu giáo viên nhưng tuyển dụng lại không dễ. Có những nơi như huyện Tu Mơ Rông, xét tuyển 200 giáo viên nhưng chỉ có 20 - 30 hồ sơ đăng ký. Thậm chí có những người trúng tuyển sau đó tìm cách về miền xuôi hoặc nghỉ việc vì điều kiện làm việc khắc nghiệt, đãi ngộ quá thấp.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024