Giáo viên đề xuất bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp vì quá áp lực
Vừa qua, thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) nhất trí về đề xuất bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp làm đông đảo giáo viên cảm thấy nhẹ nhõm. Tuy nhiên, đây mới là ý kiến từ phía Bộ GDĐT. Để quyết định bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức cần phải có sự thống nhất từ Bộ Nội vụ và quá trình tham mưu Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.
Ngày 7.8, trao đổi với phóng viên, nhà giáo Nguyễn Văn Chiến - giáo viên THPT tại Hà Tĩnh - cho biết: “Việc thi thăng hạng giáo viên quy trình thủ tục rất phức tạp, thời gian thi kéo dài, qua nhiều khâu, nội dung thi trải rộng ra nhiều lĩnh vực nên giáo viên phải chuẩn bị hết sức vất vả”. Theo thầy Chiến, căn cứ Nghị định 115/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, nội dung thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức gồm 2 phần, nhiều môn, nhiều khâu.
Cụ thể, phần thi trắc nghiệm kiến thức chung gồm 60 câu hỏi về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật về ngành, lĩnh vực sự nghiệp, pháp luật về viên chức theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi; thi trắc nghiệm Tin học và Ngoại ngữ.
Sau khi vượt qua phần thi trắc nghiệm, ứng viên mới được dự thi môn nghiệp vụ chuyên ngành.
Đối với thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I: Thi viết đề án, thời gian 8 tiếng và thi bảo vệ đề án, thời gian tối đa 30 phút theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi.
Đối với thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II: Thi viết, thời gian 180 phút theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi.
Đối với thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng III và hạng IV: Thi viết, thời gian 120 phút theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi.
Thầy giáo Nguyễn Văn Chiến cho biết, nội dung thi theo quy định nói trên ngoài yêu cầu kiến thức chuyên sâu, các nội dung khác rất rộng, đòi hỏi giáo viên phải học tập, ôn thi, chuẩn bị hết sức vất vả nếu không sẽ bị loại. “Trong đó, nhiều nội dung giáo viên trước đây đã thi, xét tuyển dụng viên chức, nay tiếp tục phải học, thi lại để thăng hạng, không có nhiều giá trị hoặc không liên quan trực tiếp đến công việc dạy học hàng ngày” - thầy Nguyễn Văn Chiến nói.
Theo một số giáo viên, đối với giáo viên không dạy Ngoại ngữ, Tin học sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thi hai môn này, từ đó sinh ra các hiện tượng đối phó như nhờ vả, hoặc tìm cách “chạy”, mua bằng cấp, chứng chỉ để được miễn thi Tin học, Ngoại ngữ. “Tôi cho rằng, việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp như hiện nay là quá phức tạp và tốn kém, làm giáo viên rất mệt mỏi. Do đó, tất cả giáo viên bạn bè mà tôi biết đều nhất trí đề nghị bãi bỏ hình thức thi thăng hạng, thay vào đó là hình thức xét thăng hạng nhẹ nhàng và thực chất hơn, giảm bớt áp lực cho đội ngũ giáo viên”- cô giáo Bích Hằng (Nghệ An) chia sẻ.
- Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025Tin tức15/07/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2025 đã hoàn thànhTin tức27/06/2025
- Tài liệu hướng dẫn dành cho thí sinh 2025Tin tức25/06/2025
- Nam sinh có khả năng phục hồi tốt hơn nữ sinh trước những trở ngại trong học tậpTin tức20/06/2025
- Công bố kết quả PISA 2022 của Việt NamTin tức17/06/2025
- Luật Nhà giáo đã được thông quaTin tức17/06/2025
- Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025Tin tức15/07/2025
- GIẢNG DẠY BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH THỰC TẾ CHUYÊN MÔN NĂM 2025Nghiên cứu08/07/2025
- Chương trình Kí ức thành văn: Chia tay K62 ngành Sư phạm Ngữ vănĐào tạo07/07/2025
- Trường Đại học Vinh: thông tin tuyển sinh đào tạo đại học năm 2025Tin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh Đại học chính quy năm 2025 - Khoa Toán học - Trường Sư phạm - Trường Đại Học VinhTin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- THÔNG TIN TUYỂN SINH TRƯỜNG SƯ PHẠM NĂM 2025: KHOA GIÁO DỤC MẦM NONGiới thiệu28/06/2025