Góc tâm lý: Rối loạn nhân cách ranh giới
Việc mất kiểm soát cảm xúc với những người mắc chứng rối loạn này có thể làm tăng tính bốc đồng, ảnh hưởng đến cách người đó cảm nhận về bản thân và tác động tiêu cực đến mối quan hệ của họ với người khác. Hiện đã có các phương pháp điều trị hiệu quả để kiểm soát các triệu chứng của rối loạn nhân cách ranh giới.
- Biểu hiện và triệu chứng
Những người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới có thể trải qua những thay đổi tâm trạng đột ngột và dữ dội, đồng thời họ có thể cảm thấy không chắc chắn về cách họ nhìn nhận bản thân. Tình cảm của họ dành cho người khác có thể thay đổi nhanh chóng và chuyển từ cực kỳ gần gũi, thân thiết sang cực kỳ ghét, ruồng bỏ. Những cảm giác thay đổi nhanh chóng này có thể dẫn đến các mối quan hệ không ổn định và cùng với đó là sự tổn thương và những nỗi đau tinh thần.
Những người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới cũng có xu hướng nhìn mọi thứ theo hướng cực đoan, chẳng hạn như tất cả đều tốt hoặc tất cả đều xấu. Lợi ích cùng giá trị của họ có thể thay đổi nhanh chóng và họ có thể hành động rất bốc đồng hoặc liều lĩnh.
Các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác có thể kể đến như:
- Nỗ lực để tránh bị bỏ rơi chẳng hạn như việc lao đầu vào các mối quan hệ — hoặc khi có cảm giác đối phương có ý định bỏ mình lại, bệnh nhân có thể kết thúc mối quan hệ một cách rất nhanh chóng.
- Rơi vào vòng lặp của các mối quan hệ mãnh liệt và không ổn định với gia đình, bạn bè và những người thân yêu.
- Một hình ảnh hoặc ý thức về bản thân bị bóp méo và không ổn định.
- Các hành vi bốc đồng và thường có xu hướng nguy hiểm, chẳng hạn như tiêu xài hoang phí, quan hệ tình dục không an toàn, lạm dụng chất kích thích, lái xe liều lĩnh và ăn uống vô độ.
Lưu ý: Nếu những hành vi này xảy ra chủ yếu trong thời gian có các pha cảm xúc hoặc năng lượng phấn khích, chúng có thể là triệu chứng của rối loạn cảm xúc chứ không phải rối loạn nhân cách ranh giới.
- Hành vi tự làm hại bản thân và hành vi tự sát, chẳng hạn như cắt cổ tay, cứa các vật sắc nhọn vào cơ thể,…
- Những suy nghĩ lặp đi lặp lại về các hành vi tự tử hoặc các mối đe dọa.
- Tâm trạng dữ dội và rất hay thay đổi, với các giai đoạn kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
- Hay xuất hiện các cảm giác trống rỗng.
- Tức giận không thích hợp, sử dụng các ngôn từ nặng nề không kiểm soát, trạng thái giận dữ cao trào hoặc có vấn đề trong việc kiểm soát cơn giận.
- Cảm giác phân ly, chẳng hạn như bị tách rời khỏi chính mình, quan sát bản thân từ bên ngoài cơ thể hoặc cảm giác không thực tế.
Không phải ai mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới cũng có thể gặp tất cả các triệu chứng này. Mức độ nghiêm trọng, tần suất và thời gian của các triệu chứng phụ thuộc vào từng người và mức độ rối loạn của họ.
- Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng
Chưa có nghiên cứu khoa học đưa nguyên nhân chắc chắn dẫn đến chứng rối loạn nhân cách ranh giới, tuy nhiên có thể kể đến một vài yếu tố tác động làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn này bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Những người có tiền sử thành viên trong gia đình (chẳng hạn như cha mẹ, anh chị em) mắc bệnh có thể có nguy cơ mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới cao hơn.
- Yếu tố sinh học: Nghiên cứu cho thấy những người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới có thể có những thay đổi về cấu trúc và chức năng trong não, đặc biệt là ở những vùng kiểm soát xung động và điều chỉnh cảm xúc.
- Yếu tố môi trường, văn hóa và xã hội: Nhiều người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới cho biết họ đã trải qua các sự kiện đau thương trong cuộc sống từ thời thơ ấu, chẳng hạn như bị lạm dụng tình dục, bị bỏ rơi hoặc là nạn nhân của bạo lực. Một số yếu tố khác như một người đã trải nghiệm và tiếp xúc với các mối quan hệ xung đột, bất ổn, không lành mạnh.
Mặc dù những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ mắc BPD của một người, nhưng điều đó không có nghĩa là chắc chắn rằng họ sẽ phát triển chứng rối loạn nhân cách ranh giới. Tương tự như vậy, những người không có các yếu tố nguy cơ này vẫn có thể mắc chứng rối loạn này.
- Liệu pháp và phương pháp trị liệu cho cá nhân
Rối loạn nhân cách ranh giới trong lịch sử đã được coi là một thách thức để điều trị. Nhưng với phương pháp điều trị mới hơn, dựa trên bằng chứng, nhiều người mắc chứng rối loạn này trải qua các triệu chứng ngày càng ít nghiêm trọng hơn, chức năng được cải thiện và chất lượng cuộc sống tốt hơn. Điều quan trọng đối với những bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới là được điều trị từ một chuyên gia sức khỏe tâm thần được cấp phép. Các hình thức điều trị khác, hoặc điều trị từ nhà cung cấp dịch vụ không được đào tạo phù hợp, có thể không hiệu quả hoặc nguy hiểm.
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khoảng thời gian cần thiết để các triệu chứng cải thiện sau khi bắt đầu điều trị. Điều quan trọng đối với những người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới và người thân của họ là phải kiên nhẫn và nhận được sự hỗ trợ trong quá trình điều trị.
Trò chuyện lâm sàng là bước đầu can thiệp cho những người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới. Với BPD, việc can thiệp của các chuyên gia thường diễn trong các buổi trị liệu trực tiếp với cá nhân trong môi trường nhóm. Các buổi can thiệp nhóm có thể hỗ trợ và hướng dẫn những người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới tương tác với người khác và thể hiện bản thân một cách hiệu quả.
Hai ví dụ về liệu pháp tâm lý được sử dụng để điều trị rối loạn nhân cách ranh giới là:
- Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT): Phương pháp điều trị này được phát triển dành riêng cho những người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới. DBT sử dụng các khái niệm về chánh niệm hoặc nhận thức về tình hình hiện tại và trạng thái cảm xúc của một người. DBT cũng dạy các kỹ năng giúp mọi người kiểm soát cảm xúc mãnh liệt, giảm các hành vi tự hủy hoại bản thân và cải thiện các mối quan hệ.
- Liệu pháp Hành vi Nhận thức (CBT): Phương pháp điều trị này có thể giúp mọi người xác định và thay đổi niềm tin và hành vi cốt lõi xuất phát từ nhận thức không chính xác về bản thân và người khác cũng như các vấn đề trong tương tác với người khác. Nó có thể giúp mọi người giảm bớt sự thay đổi tâm trạng và các triệu chứng lo âu, đồng thời có thể giảm số lượng các hành vi tự làm hại bản thân hoặc tự tử.
- Hỗ trợ cho người chăm sóc và thành viên trong gia đình
Có người thân mắc chứng rối loạn này có thể gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình hoặc người thân có thể vô tình hành động theo cách có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cho người bệnh.
Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định mức độ hiệu quả của liệu pháp gia đình đối với chứng rối loạn nhân cách ranh giới, nhưng các nghiên cứu về các chứng rối loạn tâm thần khác cho thấy rằng việc bao gồm các thành viên trong gia đình có thể giúp hỗ trợ việc điều trị của một người. Gia đình và người chăm sóc cũng có thể được hưởng những lợi ích tích cực từ trị liệu.
Hỗ trợ gia đình trong quá trình trị liệu bằng cách:
- Cho phép người thân hoặc người chăm sóc phát triển các kỹ năng để hiểu và hỗ trợ người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới.
- Tập trung vào nhu cầu của các thành viên trong gia đình để giúp họ hiểu những trở ngại và chiến lược chăm sóc người mắc rối
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024