Hành trình Di sản Miền Trung – Chuyến học tập trải nghiệm thú vị của sinh viên K61 và 62 Khoa Lịch sử năm 2023
Thực hiện Chương trình học tập năm học 2022 – 2023, từ ngày 15/5 đến ngày 19/5/2023, vượt qua cái nắng oi ả của miền Trung, các bạn sinh viên khóa 61,62 Sư phạm Lịch sử đã hoàn thành 5 ngày thực tế chuyên môn tại các địa điểm học tập trên địa bàn các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng. TS.Nguyễn Văn Tuấn và TS. Mai Thị Thanh Nga đã trực tiếp dẫn dắt, đồng hành và theo dõi sát sao các bạn sinh viên trong chuyến học tập thực tế.
Đến với Vũng Chùa – Đảo Yến, nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thắp nén nhang thơm trước trời biển Quảng Bình, các em hồi tưởng lại các chiến công rạng danh của cách mạng Việt Nam gắn liền với vị tướng tài ba của dân tộc Việt Nam hiện đại.
Sinh viên chụp ảnh lưu niệm tại Vũng Chùa - Đảo Yến, nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Thăm Thành Cổ Quảng Trị, nơi ghi dấu cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ (28-6-1972 - 16-9-1972) là một trong những biểu hiện sinh động nhất cho khát vọng độc lập, tự do, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại. Dâng hương tưởng niệm tại tượng đài Thành Cổ, xem phim tư liệu, thăm Đài Chứng tích sinh viên - nơi tưởng niệm những người lính trẻ trước lúc nhập ngũ là sinh viên các trường: ĐH Tổng hợp Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Mỏ địa chất, nghe những câu thơ da diết:
"Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm..."
Sinh viên nghe thuyết minh về 81 ngày đêm chiến đấu ngoan cường ở Thành cổ Quảng Trị năm 1972
Sinh viên chụp ảnh lưu niệm trước Tượng đài Thành cổ Quảng Trị
Thăm Địa đạo Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị là một trong 114 địa đạo lớn nhỏ được đào trên toàn huyện Vĩnh Linh với tổng chiều dài gần 42km, là một hệ thống hầm ngầm của quân và nhân dân Vĩnh Linh trong suốt những năm kháng chiến từ 1965 đến 1972. Trong rất nhiều căn cứ cách mạng trên “đất lửa” Quảng Trị thì hệ thống làng hầm địa đạo Vịnh Mốc là công trình tiêu biểu nhất cho ý chí quật cường, không chịu lùi bước trước kẻ thù xâm lược của cha ông.
Thăm quan Địa đạo Vịnh Mốc - Quảng Trị
Tại Cố đô Huế, sinh viên học tập trải nghiệm về một thời kỳ lịch sử đầy sôi động – Nhà Nguyễn – thông qua thực tế Kinh thành Huế, Lăng Tự Đức, Lăng Minh Mệnh. Học tập tinh thần yêu nước thông qua di tích Nhà lưu niệm Phan Bội Châu; Làng Dương Nỗ, Phù điêu Phong chống thuế Trung Kỳ….gắn liền với những năm tháng tuổi trẻ của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành. Thăm Chùa Thiên Mụ, Chùa Từ Đàm, Chùa Từ Hiếu và trải nghiệm trong không gian văn hóa Huế với nhiều kỷ niệm đặc sắc.
Sinh viên chụp ảnh lưu niệm trước Đại Nội - Huế
Sinh viên nghe thuyết minh tại Lăng Tự Đức
Sinh viên chụp ảnh lưu niệm trước Lăng Khải Định
Sinh viên nghe thuyết minh về Làng Dương Nỗ và hoạt động của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ở Huế
Tại Quảng Nam, học tập tại Thánh địa Mỹ Sơn - di sản lịch sử nổi tiếng với quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Chăm Pa vô cùng độc đáo. Khu di tích được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1995. Phố cổ Hội An với nhiều khu phố cổ cũng được xây dựng từ thế kỷ 16 và đến nay vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc cổ từ phố xá, nhà cửa đến đền đài, chùa chiền, giếng cổ… Một trong số đó phải kể đến Chùa Cầu – một công trình độc đáo, một nét kiến trúc mang đậm phong cách kiến trúc Việt, hình ảnh đặc trưng, là tài sản vô giá của Phố Hội. Năm 1999, Hội An chính thức được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Qua Đà Nẵng, thăm quan Ngũ Hành Sơn, Chùa Linh Ứng, Bán đảo Sơn Trà … với cảnh quan hữu tình.
Sinh viên chụp ảnh lưu niệm ở Thành địa Mỹ Sơn
Điểm cuối của hành trình là bài học giữa bạt ngàn mây núi Trường Sơn, Nghĩa trang Trường Sơn - nơi yên nghỉ của 10.263 anh hùng liệt sĩ, những người viết nên bản hùng ca bất tử thời đại Hồ Chí Minh. Thắp nén nhang thơm thành kính dâng lên các anh hùng liệt sĩ, dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Minh vào đúng ngày sinh của Người, bài học cuối trong chuyến hành trình thật linh thiêng và sâu lắng.
Sinh viên dâng hương, tưởng niệm và chụp ảnh lưu niệm tại Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn
Chuyến đi ngắn ngủi 5 ngày giữa thời tiết khắc nghiệt là cơ hội để các em tự trải nghiệm trên thực tế thú vị, mới mẻ, tích lũy thêm những kiến thức học tập, các kỹ năng mới trong cuộc sống. Những bài học thực tiễn sống động sẽ gắn sâu trong tâm khảm của các Thầy Cô giáo tương lai, thắp thêm niềm tin về lịch sử dân tộc trong mỗi tiết học, bài dạy sau này.
Tin bài: Thanh Nga
- Khoa Lịch sử tham gia 𝐇ộ𝐢 𝐧𝐠𝐡ị 𝐭ổ𝐧𝐠 𝐤ế𝐭 𝐝ạ𝐲 𝐡ọ𝐜 𝐝ự𝐚 𝐭𝐫ê𝐧 𝐝ự á𝐧, 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐯𝐢ê𝐧 𝐧𝐠𝐡𝐢ê𝐧 𝐜ứ𝐮 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐡ọ𝐜 𝐯à 𝐤𝐡ở𝐢 𝐧𝐠𝐡𝐢ệ𝐩 đổ𝐢 𝐦ớ𝐢 𝐬á𝐧𝐠 𝐭ạ𝐨, 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐤ế𝐭Tin tức13/06/2023
- Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh thăm và làm việc với Khoa Lịch sử, Trường Sư phạmTin tức13/05/2023
- Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh thăm và làm việc với Khoa Lịch sử, Trường Sư phạmTin tức13/05/2023
- Khoa Lịch sử tổ chức đoàn kiểm tra thực tập sư phạm của sinh viên khóa 60 trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Thanh HóaTin tức13/05/2023
- TS. Dương Thị Thanh Hải, Khoa Lịch sử thực hiện tốt tiết dự giờ cấp TrườngTin tức20/11/2022
- Sư phạm Lịch sử - ngành học hấp dẫn với nhiều triển vọng về định hướng nghề nghiệp!Tin tức30/07/2022
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024