Hình ảnh trên nền tảng Instagram không ảnh hưởng tới việc lựa chọn đồ uống
Các nhà nghiên cứu tâm lý học đến từ ĐH Flinders cho hay, việc cắt giảm lượng đường cần phải được ưu tiên hàng đầu, cùng với cảnh báo từ WHO rằng các đồ uống có đường là nguồn tiêu thụ đường nhiều nhất trên toàn thế giới với ước tính vượt quá 50% lượng đường tiêu thụ tại Australia.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành 2 cuộc thử nghiệm hành vi nhằm tìm hiểu về lợi ích có thể mang lại từ việc đăng tải những bức hình có chứa hình ảnh của nước, soda trên các quảng cáo Instagram không liên quan tới đồ uống.
Theo TS, Enola Kay, việc thử nghiệm đã xem xét liệu việc tích hợp một cách tế nhị hình ảnh đồ uống vào các bức hình trên Instagram có thúc đẩy các lựa chọn từ những màn hình ảo mô phỏng máy bán hàng tự động hay không. Ở cả 2 cuộc thử nghiệm, những cốc nước hoặc cocacola, hoặc không có hình ảnh đồ uống đã được tích hợp vào chuỗi những hình ảnh quảng cáo trên Instagram.
"Cú hích" (nudge) là một thuật ngữ đề cập tới một chuỗi các công cụ tế nhị và lộ liễu nhằm hướng dẫn, định hướng cho hành vi. Những công cụ này được thiết kế để hoạt động tương đối vô thức và mục tiêu của chúng là làm cho những lựa chọn mong muốn trở thành những chọn lựa dễ dàng nhất hoặc là những chọn lựa được coi là mặc định. Ví dụ, theo một số nghiên cứu, việc đặt những thực phẩm lành mạnh ở quầy tính tiền hoặc sắp xếp lại các gian hàng trong siêu thị nhằm đưa các thực phẩm tốt cho sức khỏe trở nên dễ nhìn thấy và tìm kiếm hơn sẽ giúp cho những sản phẩm này được mua nhiều hơn. Những sản phẩm không tốt cho sức khỏe vẫn hiện hữu ở đó, tuy nhiên các lựa chọn lành mạnh dễ dàng được nhìn thấy hơn đối với khách hàng, do đó sẽ tăng khả năng được lựa chọn hơn.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc đặt các hình ảnh đồ uống tốt cho sức khỏe vào nền của các bức hình trên Instagram không phải là một cách hiệu quả để thực hiện "cú hích" đối với hành vi tiêu dùng. Tuy nhiên, khi họ làm cho các loại đồ uống trở nên rõ ràng hơn, việc tích hợp hình ảnh đồ uống nhẹ (soda) vào nền của các bức hình trên Instagram có thể thúc đẩy việc lựa chọn đồ uống nhiều hơn so với lựa chọn thực phẩm. Vấn đề ở đây là nếu tích hợp hình ảnh của nước, hiệu quả đối với hành vi tiêu dùng vẫn rất ít.
Theo TS. Enola Kay, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc tích hợp đồ uống vào nền của những bức hình trên Instagram có thể hiệu quả trong việc thúc đẩy lựa chọn đồ uống so với thực phẩm hơn mà thôi. Việc thúc đẩy các lựa chọn đồ uống tốt cho sức khỏe dường như khó khăn hơn so với thúc đẩy các hành vi tiêu thụ thực phẩm lành mạnh. Tìm ra một công cụ hiệu quả nhằm khuyến khích hành vi chọn lựa các đồ uống lành mạnh vẫn đang được xem xét một cách nghiêm túc nhằm chống lại các hệ quả tiêu cực đối với sức khỏe do việc tiêu thụ đồ uống có đường gây ra.
Lựa chọn đồ uống và thực phẩm là hành vi tự nhiên, và những người tham gia vào cả 2 cuộc thử nghiệm đều có xu hướng lựa chọn những thứ mà họ thích hoặc thường sử dụng. Do đó, thúc đẩy các lựa chọn tốt cho sức khỏe trở nên khó khăn hơn bởi việc xem thường bản chất của việc lựa chọn các sản phẩm ăn kiêng. Bên cạnh đó, các sản phẩm không tốt cho sức khỏe sẵn có hơn và thường xuyên được quảng cáo nhiều hơn khiến cho các lựa chọn lành mạnh khác trở nên ít quen thuộc với người tiêu dùng. Chúng ta đều biết rằng con người vốn dĩ thường bị thu hút bởi các sản phẩm có lượng đường và chất béo cao bởi chúng khiến họ dễ thỏa mãn và thích thú hơn.
FULL TEXT: Instagram-based priming to nudge drink choices: Subtlety is not the answer
- Quy định Khung năng lực số cho người họcTin tức07/02/2025
- Gặp gỡ đầu xuân Ất Tỵ 2025Tin tức03/02/2025
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Khoa Vật lí tổ chức đón tiếp gặp mặt và chúc thọ cựu giáo chức nhân dịp đầu xuân năm mới 2025Tin tức21/02/2025
- Gặp mặt tân sinh viên K65 Khoa Vật lýTin tức21/02/2025
- Thống kê các công trình khoa học của giảng viên và sinh viên khoa Vật lýNghiên cứu21/02/2025
- Quy định Khung năng lực số cho người họcTin tức07/02/2025
- KHOA SINH HỌC GẶP MẶT ĐẦU XUÂN 2025Tin tức04/02/2025
- Gặp gỡ đầu xuân Ất Tỵ 2025Tin tức03/02/2025
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025