Khoa Sư phạm Địa lý - 20 năm phấn đấu trưởng thành
Khoa Địa lí - Trường Sư phạm - Trường Đại học Vinh hiện nay là ngội nhà chung của 12 Giảng viên (03 PGS, 06 Tiến sĩ, 03 Thạc sĩ) và trên 150 học viên và sinh viên thuộc 02 cấp ngành đào tạo: Sau Đại học Địa lí học và Đại học Chính quy SƯ phạm Địa lí. Ngày 04 tháng 12 năm 2003, khoa Địa lí được chính thức thành lập theo quyết định số 2170/TCCB-ĐN của Hiệu trưởng trường Đại học Vinh.
Khoa Địa lí - Trường Đại học Vinh là lịch sử tiến lên phía trước, gồm ba giai đoạn phát triển tiếp nối đầy thử thách nhưng cũng rất tự hào:
Giai đoạn thứ nhất:
Năm 1968, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt, Trường Đaaij học Sư phạm Vinh đang sơ tán tại Huyện Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hóa. Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường đã có chủ trương thành lập Khoa Sử - Địa. Được sự đồng ý của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, khi đó một số giảng viên cảu Khoa Địa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I đã được điều chuyển về Trường ĐHSP Vinh để xây dựng Khoa Sử- Địa. Đó là những thầy cô giáo Địa lí giàu tâm huyết với tuyến lửa Miền Trung như thầy Trịnh Sanh, cô Đoàn Thị Mai (sau đó đã trở lại khoa Địa lí, Trường ĐHSP Hà Nội I, nay đã nghỉ hưu); thầy Vũ Tuấn Cảnh (sau này là PGS. TS. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Việt Nam); thầy Bùi Văn Diền (sau này là giáo viên trường THPT Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh); thầy Việt Anh; thầy Vũ Song, …
Do nhiều khó khăn của thời kỳ chiến tranh nên ngành Sư phạm Địa lí ở trường Đại học Sư phạm Vinh lúc đó đã tạm ngừng đào tạo, các thầy cô giáo của Khoa lại trở về Khoa Địa lí, Trường Đại học SPHN I (nay là Khoa Địa lí, Trường Đại học SPHN) hoặc nhận nhiệm vụ ở các ngành và địa phương khác.
Đến năm 1977, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã thắng lợi, Đất nước được thống nhất, Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Vinh một lần nữa quyết tâm thành lập khoa Địa lí để hoàn thiện cơ cấu các ngành đào tạo. Đầu tháng 9 năm 1977, 08 thầy cô giáo tốt nghiệp khoa Địa lí, Trường Đại học SPHN I được phân công về trường ĐHSP Vinh, đó là các thầy: Nguyễn Trung Hòa (sau này là Trưởng khoa Sinh- Địa trường CĐSP Đăk Lăk); Phạm Mộng Hùng, Nguyễn Việt Hùng (về sau là những chuyên viên của Bộ GD - ĐT); thầy Đỗ Danh Phương (sau này là Trưởng Phòng văn hóa huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên); thầy Đỗ Hoành Thung (sau này là giám đốc TTGDTX huyện Phúc Thọ, Hà Nội); thầy Phan Đình Tý (sau này là GV trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, Can Lộc, Hà Tĩnh); thầy Phạm Quang Tiến (sau này là cán bộ của Viện chiến lược phát triển giáo dục, Hà Nội); cô Nguyễn Thị Hồi (sau này là Trưởng khoa Nhà Nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội); thầy Mai Văn Quyết (cựu giảng viên của Khoa, Trưởng bộ môn Phương pháp giảng dạy và Bản đồ). Năm 1978 có thêm thầy Lê Văn Ân (sau là giảng viên khoa Địa lí Trường ĐHSP Huế). Các thầy, cô giáo về xây dựng Khoa năm 1977 đã được Nhà trường quan tâm cử đi học sau đại học tại Hà Nội. Tuy nhiên, do những khó khăn của thời kì bao cấp nên khoa Địa Lí trường ĐHSP Vinh một lần nữa vẫn chưa được hình thành. 8 trong số 9 giảng viên được điều về lại lần lượt chuyển công tác đi nơi khác.
Giao đoạn thứ hai:
Đến năm 2000, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Vinh một lần nữa quyết tâm thành lập Khoa Địa lí. Ngày 21 tháng 3 năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 1063/QĐ/BGD&ĐT-ĐH cho phép Trường Đại học Sư phạm Vinh đào tạo và cấp bằng cử nhân Sư phạm Địa lí. Năm học 2000 – 2001, khóa sinh viên ngành sư phạm Địa lí đầu tiên của Trường Đại học Sư phạm Vinh (nay là Trường Đại học Vinh) đã được tuyển sinh với 49 sinh viên (Khóa 41 của trường). Tháng 9 năm 2000, Bộ môn Địa lí được thành lập thuộc khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh, 5 giáo viên đầu tiên của tổ Địa lí thuộc khoa Lịch sử gồm:
1. GV. ThS Hồ Thị Thanh Vân (Trưởng bộ môn)
2. GV. Mai Văn Quyết
3. GV. Đậu Khắc Tài
4. GV. Võ Thị Thu Hà
5. GV. Phạm Vũ Chung
Ngày 04 tháng 12 năm 2003, Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh đã ký Quyết định số 2170/TCCB-ĐN tách bộ môn Địa lí thuộc Khoa Lịch sử thành Khoa Địa lí và bổ nhiệm TS. Đào Khang làm Trưởng khoa, ThS. Hồ Thị Thanh Vân làm Phó trưởng khoa. Tại thời điểm tách khoa, Khoa Địa lí có 16 cán bộ trong đó có 01 TS, 03 ThS và 12 CN.
Sau khi tách Khoa, được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Vinh cùng với sự đoàn kết nhất trí của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong Khoa, Khoa Địa lí đã nhanh chóng hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, đảm bảo thực hiện tốt công tác giảng dạy và đào tạo.
Trong những năm đầu còn non trẻ, để đảm bảo chất lượng đào tạo và tạo điều kiện cho đội ngũ CB trẻ của khoa học tập, tích lũy chuyên môn, kinh nghiệm, Khoa Địa lí, Trường Đại học Vinh đã mời một số giảng viên kỳ cựu, có uy tín thuộc các trường Đại học khác nhau về thỉnh giảng:
Những GV đã từng về Khoa thỉnh giảng:
1. GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh - ĐHSP Hà Nội
2. GS.TS. Lê Thông - ĐHSP Hà Nội
3. PGS.TS. Đặng Duy Lợi - ĐHSP Hà Nội
4. PGS.TS. Lê Huỳnh - ĐHSP Hà Nội
5. PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hằng - ĐHSP Hà Nội
6. TS. Nguyễn Đình Giang - ĐHSP Hà Nội
7. TS. Đỗ Thị Minh Tính - ĐHSP Hà Nội
8. GV. Nguyễn Trọng Hiếu - ĐHSP Hà Nội
9. PGS.TS. Nguyễn Thám - ĐHSP Huế
10. TS. Trần Văn Thắng - ĐHSP Huế
11. TS. Phạm Viết Hồng - ĐHSP Huế
13. TS. Lê Văn Ân - ĐHSP Huế
14. PGS.TS. Hoàng Phúc Lâm - Học viện Chính trị Quốc gia
Từ năm học 2009 – 2010, Khoa Địa lí nhận nhiệm vụ quản lí và đào tạo thêm hai ngành mới là Kỹ sư Quản lí Đất đai và Kỹ sư Quản lí Tài nguyên và Môi trường, nâng tổng số ngành học do Khoa quản lí lên thành 3 ngành. Vai trò, vị thế của Khoa tiến lên một nấc thang mới. Các hoạt động đào tạo, Công đoàn, Đoàn thanh niên của Khoa đã được Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn, Ban thường vụ Đoàn Trường Trường Đại học Vinh nhìn nhận, đánh giá cao. Năm học 2010- 2011 Khoa có 22 cán bộ trong đó có 02 GVC; 15 GV; 2 CV (trong đó có 1 PGS, 2 TS, 18 ThS, 03 CN, có 5 GV đang làm NCS). TS. Đào Khang được tái bổ nhiệm làm Trưởng khoa nhiệm kỳ 2008 - 2013, ThS. Đậu Khắc Tài được bổ nhiệm làm Phó Trưởng khoa.
Trong thời kì này, cơ cấu của Khoa gồm 04 Tổ Bộ môn:
1. Bộ môn Địa lí tự nhiên;
2. Bộ môn Địa Lí kinh tế - xã hội;
3. Bộ môn Phương pháp giảng dạy và Bản đồ;
4. Bộ môn Quản lí Tài nguyên.
Năm học 2011 - 2012, Khoa Địa lí đạt được nhiều thành công trong các lĩnh vực như tuyển sinh, nghiên cứu khoa học... Số lượng sinh viên của cả 3 ngành lên đến gần 1.600 sinh viên. Về cơ cấu tổ chức, Khoa có sự thay đổi: PGS.TS Đào Khang - Trưởng khoa hết tuổi quản lí, TS. Nguyễn Thị Trang Thanh được bổ nhiệm làm Trưởng khoa vào tháng 12/2013. Hai Phó trưởng khoa là ThS. Đậu Khắc Tài và TS. Nguyễn Thị Hoài.
Ngày 04/11/2013, Hiệu Trưởng Trường Đại học Vinh ra Quyết định số 3558/QĐ-ĐHV đổi tên khoa thành khoa Địa lí - Quản lí tài nguyên theo đúng chức năng, nhiệm vụ của khoa. Tháng 8/2014, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có Quyết định số 2827/QĐ-BGDĐT cho phép Khoa được đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Địa lí học. Thời điểm này Khoa có 2.400 sinh viên hệ chính quy, 40 học viên cao học và hơn 200 sinh viên hệ vừa làm vừa học. Tính đến năm học 2015 - 2016, khoa Địa lí - Quản lí tài nguyên đã tuyển sinh được 16 khoá sinh viên, với hơn 1.230 sinh viên đã tốt nghiệp. Để có được sự trưởng thành và phát triển lớn mạnh đó là kết quả nỗ lực của tất cả các cán bộ giảng viên toàn khoa và sự tâm huyết của Ban lãnh đạo khoa qua các thời kỳ.
Tập thể CB Khoa Địa lí – Quản lí Tài nguyên
Giai đoạn thứ ba:
Năm 2018 thực hiện Đề án tái cấu trúc Nhà trường phù hợp với tình hình phát triển mới, với mục tiêu: "Phát triển Trường Đại học Vinh thành Đại học Vinh, là trụ cột của các cơ sở giáo dục đại học khu vực Bắc Trung bộ, hướng tới xếp hạng tốp 500 đại học hàng đầu châu Á". Theo đó, Khoa Địa lí – Quản lí Tài nguyên được tách thành hai bộ phận. Ngành QL TN&MT và ngành QL Đất đai nhập vào Viện Nông Nghiệp - Tài nguyên cùng với khoa Nông - lâm - ngư thành; ngành Sư phạm Địa lí cùng các ngành Sư phạm Ngữ văn, Lịch Sử, GD Chính trị nhập thành Viện Sư phạm Xã hội theo Quyết định số 511, ngày 20/6/2018.
Giai đoạn thứ 4:
Để thực hiện mục tiêu chuyển Trường Đại học Vinh thành Đại học Vinh, ngày 21/7/2021, Hội đồng trường Trường Đại học Vinh đã có Nghị quyết số 11/NQ-HĐT thành lập Trường Sư phạm thuộc Trường Đại học Vinh. Từ đây, Khoa Sư phạm Địa lí cùng các khoa Sư phạm lại được tách thành các khoa độc lập. Khoa được Nhà trường giao nhiệm vụ quản lí và đào tạo hệ Cử nhân Sư phạm Địa lí và Đào tạo Sau đại học chuyên ngành Địa lí học. Hiện tại, Khoa Địa lí có 12 Giảng viên (trong đó có 8 GV cơ hữu), gồm 03 PGS, 06 Tiến sĩ, 03 Thạc sĩ.
PGS.TS Nguyễn Thị Trang Thanh - Giữ chức vụ Trưởng khoa
TS. Nguyễn Thị Hoài - Phó trưởng khoa (Phụ trách công tác NCKH và đào tạo SĐH)
TS. Nguyễn Thị Việt Hà - Phó trưởng khoa (Phụ trách công tác đào tạo Hệ ĐHCQ, VHVL, công tác HSSV)
Đội ngũ CB giảng viên của Khoa hiện tại đều là những người có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt huyết với nghề. Hầu hết đội ngũ giảng viên đều là giảng viên chủ chốt của trường. Trong đó, có một số GV đã tạo được uy tính cao trong ngành, là chuyên gia trong nghiên cứu, bồi dưỡng và giảng dạy. Khoa Địa lí - Trường Sư phạm - Trường Đại học vinh thực sự là một địa chỉ đáng tin cậy trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí không chỉ cho khu vực Bắc Trung Bộ mà cho cả nước.
- Thông tin tuyển sinh năm 2024 - Khoa Địa líTin tức31/05/2024
- Văn bản số 1072/ĐHV-HCTT V/v Tổ chức kỷ niệm 20 năm thành lập Khoa Địa lí - Trường Sư phạm - Trương Đại học Vinh (2003 - 2023)Kỷ niệm 20 năm thành lập Khoa20/10/2023
- Thư ngõ tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập khoaKỷ niệm 20 năm thành lập Khoa20/10/2023
- Cơ cấu tổ chức - Khoa Địa lý - Trường Sư phạm - Trường Đại học VInhCơ cấu tổ chức15/04/2023
- Đại hội Công đoàn Khoa Địa lí nhiệm kỳ 2023-2028Khoa Địa lý15/04/2023
- THỰC ĐỊA TỰ NHIÊN - DẤU ẤN SƯ PHẠM ĐỊA LÍKhoa Địa lý04/07/2022
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Tổng kết hoạt động thao giảng Khoa Giáo dục Chính trị chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2024Tin tức26/11/2024
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Seminar: Sự trỗi dậy của New York như là một kinh đô nghệ thuật mớiNghiên cứu22/11/2024
- Đội Thể thao số 1 của Công đoàn Trường Sư Phạm đạt vị trí Nhất toàn đoàn trong giải Thể thao Công đoàn Trường Đại Học Vinh năm 2024Công đoàn22/11/2024