Lo ngại hóa chất trong các hộp đựng thực phẩm bằng nhựa phân hủy sinh học
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Queensland đang phân tích các thành phần hóa học độc hại có thể tồn tại trong sản phẩm nhựa phân hủy sinh học được dùng trong việc đựng thực phẩm mang đi.
PGS. Sarit Kaserzon từ Liên minh khoa học sức khỏe môi trường Queensland (QAEHS) cho rằng có rất ít thông tin về các chất được sử dụng trong giấy nhựa phân hủy sinh học hay các sản phẩm bìa các-tông cũng như cách thức chúng có thể ảnh hưởng tới môi trường.
Tiến sỹ Kaserzon cho biết những lệnh cấm gần đây đối với các sản phẩm bằng nhựa được dùng để đóng gói thực phẩm đã dẫn tới sự gia tăng các sản phẩm thay thế, điều này được coi là một bước đi thực sự tích cực đối với ngành đóng gói thực phẩm. Tuy nhiên, hiểu biết của chúng ta đối với các chất hóa học được sử dụng trong những sản phẩm thay thế này rất hạn chế. Con người cũng chưa biết được cách thức những sản phẩm này có thể gây ô nhiễm trong quá trình tái chế cũng như trong quá trình ủ compost.
Các nhà nghiên cứu mong muốn hiểu thêm về cách thức các chất hóa học này có thể duy trì khi sản phẩm đóng gói được tái chế hoặc được ủ compost, dẫn tới sự phơi nhiễm có thể có đối với con người cũng như môi trường. Kiến thức này thực sự rất quan trọng khi con người chuyển hướng từ việc chôn các chất thải và chuyển đổi sang các hoạt động bền vững hơn.
Nghiên cứu của nhóm tác giả đã tìm ra được các chất hóa học như dầu khoáng, các chất chậm bắt lửa, PFAS (nhóm gồm hơn 4500 hóa chất flo hóa liên tục) trong các sản phẩm giấy không phân hủy sinh học, trong các chất phụ gia. Khi tồn tại trong các sản phẩm này, các chất hóa học được tìm thấy sẽ nâng cao khả năng toàn vẹn về cấu trúc và kháng nhiệt, kháng nước mỡ. Nhóm các hóa chất PFAS vốn liên quan tới các vấn đề sức khỏe của con người đã được ước lượng xuất hiện trong 40% loại giấy bọc thực phẩm ở Mỹ.
Dự án nghiên cứu của Đại học Queensland hướng tới việc tìm hiểu liệu những chất tương tự có xuất hiện trong các sản phẩm nhựa phân hủy sinh học hay không.
Tiến sỹ Fisher Wang từ QAEHS cho biết kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đưa ra những quyết định điều chỉnh nhằm đảm bảo sự an toàn và bền vững trong việc sử dụng và loại bỏ các sản phẩm đóng gói thực phẩm làm từ nhựa phân hủy sinh học.
- Quy định Khung năng lực số cho người họcTin tức07/02/2025
- Gặp gỡ đầu xuân Ất Tỵ 2025Tin tức03/02/2025
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Khoa Vật lí tổ chức đón tiếp gặp mặt và chúc thọ cựu giáo chức nhân dịp đầu xuân năm mới 2025Tin tức21/02/2025
- Gặp mặt tân sinh viên K65 Khoa Vật lýTin tức21/02/2025
- Thống kê các công trình khoa học của giảng viên và sinh viên khoa Vật lýNghiên cứu21/02/2025
- Quy định Khung năng lực số cho người họcTin tức07/02/2025
- KHOA SINH HỌC GẶP MẶT ĐẦU XUÂN 2025Tin tức04/02/2025
- Gặp gỡ đầu xuân Ất Tỵ 2025Tin tức03/02/2025
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025