Mỹ: Đề xuất dự luật "giữ chân" sinh viên quốc tế ngành STEM ở lại
STEM là lĩnh vực bao gồm các ngành: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Maths (Toán học).
Hiện nay, ngành giáo dục quốc tế Mỹ đang ủng hộ một dự luật nhằm tìm cách "giữ chân" những sinh viên quốc tế tốt nghiệp các ngành STEM ở lại làm việc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lo ngại bởi những rào cản chính trị có thể khiến dự luật này khó được thông qua.
Theo đó, Dự luật nhằm giữ nhân tài STEM này đã được giới thiệu vào đầu năm nay bởi các nhà lập pháp lưỡng đảng bao gồm các đại diện của Mỹ như Bill Foster, Mike Lawler, Wiley Nickel và Sylvia Garcia.
Được biết, nếu Dự luật được thông qua sẽ giúp cho những sinh viên quốc tế có bằng tốt nghiệp liên quan đến lĩnh vực STEM có đủ điều kiện có thể thường trú tại Mỹ sau khi tốt nghiệp, loại bỏ các rào cản khi họ làm việc tại đây.
Chia sẻ từ Nghị sĩ Bill Foster cho biết, họ cần phải mở rộng lực lượng lao động STEM của Mỹ để cạnh tranh với nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, việc cho phép những sinh viên quốc tế tốt nghiệp lĩnh vực này ở lại sẽ đưa Mỹ vượt lên dẫn đầu trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đồng thời tạo ra nhiều việc làm được trả lương cao cho người dân quốc gia này.
Đáng nói, thực tế hiện nay, mặc dù Mỹ đã và đang mang đến cho sinh viên quốc tế học lĩnh vực STEM với nền giáo dục phát triển đẳng cấp trên thế giới, nhưng khi họ muốn ở lại quốc gia này sau khi tốt nghiệp và đóng góp năng lực của mình cho nền kinh tế của Mỹ thì lại bị từ chối.
Dự luật này sẽ giúp những nhân tài đã tốt nghiệp đại học, thạc sĩ của lĩnh vực STEM tại Mỹ có được thẻ xanh và không bị giới hạn thẻ xanh hàng năm. Nhờ vậy, sẽ giúp tăng sức hấp dẫn thu hút người học cho các cơ sở giáo dục đại học của Mỹ và tác động trực tiếp đến nền kinh tế của quốc gia này.
Còn theo bà Heather Stewart, cố vấn và giám đốc Chính sách Nhập cư tại NAFSA cho rằng, theo khảo sát mỗi năm có khoảng 100.000 sinh viên quốc tế tốt nghiệp các trường cao đẳng và đại học ở Mỹ muốn ở lại và làm việc lâu dài tại quốc gia này. Họ có thể bổ sung tới 233 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ trong thập kỷ này, đồng thời giảm được khoảng 25% tình trạng thiếu hụt nhân tài STEM.
Tuy nhiên, mặc dù Dự luật giữ nhân tài STEM này đã được đưa ra và nhận được sự hỗ trợ của lưỡng đảng ở cả Hạ viện và Thượng viện là một dấu hiệu tích cực nhưng dự luật này vẫn có thể khó được thông qua do những thách thức về mặt chính trị.
Cũng đồng tình với ý kiến trên, ông Sherif Barsoum, phó chủ tịch cấp cao về Dịch vụ Toàn cầu của Chương trình Giáo dục Quốc tế Steinhardt tại Đại học New York cũng bày tỏ sự lo ngại rằng, dự luật nếu được thông qua sẽ giúp nâng cao giá trị của nền giáo dục Hoa Kỳ và sẽ giúp quốc gia này cạnh tranh với Canada, Châu Âu và Úc trong việc thu hút nhân tài lĩnh vực STEM. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, đứng trước việc chính phủ sắp đóng cửa và nền kinh tế đang lạm phát, dự luật khó có thể được thông qua.
- Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025Tin tức15/07/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2025 đã hoàn thànhTin tức27/06/2025
- Tài liệu hướng dẫn dành cho thí sinh 2025Tin tức25/06/2025
- Nam sinh có khả năng phục hồi tốt hơn nữ sinh trước những trở ngại trong học tậpTin tức20/06/2025
- Công bố kết quả PISA 2022 của Việt NamTin tức17/06/2025
- Luật Nhà giáo đã được thông quaTin tức17/06/2025
- Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025Tin tức15/07/2025
- GIẢNG DẠY BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH THỰC TẾ CHUYÊN MÔN NĂM 2025Nghiên cứu08/07/2025
- Chương trình Kí ức thành văn: Chia tay K62 ngành Sư phạm Ngữ vănĐào tạo07/07/2025
- Trường Đại học Vinh: thông tin tuyển sinh đào tạo đại học năm 2025Tin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh Đại học chính quy năm 2025 - Khoa Toán học - Trường Sư phạm - Trường Đại Học VinhTin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- THÔNG TIN TUYỂN SINH TRƯỜNG SƯ PHẠM NĂM 2025: KHOA GIÁO DỤC MẦM NONGiới thiệu28/06/2025