Nghiên cứu mới làm sáng tỏ những xét nghiệm Vitamin D vô nghĩa
Theo một nghiên cứu của ĐH Macquarie, các bác sỹ đang đưa ra những chỉ định xét nghiệm máu tràn lan, không cần thiết, và tốn kém tiền của đối với trẻ em nhằm phát hiện tình trạng thiếu hụt vitamin D. Thay vì những xét nghiệm không hiệu quả này, họ nên thực hiện những bước phòng ngừa bệnh đơn giản hơn, đảm bảo rằng trẻ nhận được sự bổ sung các dưỡng chất cần thiết.
Việc thiếu hụt vitamin D, đặc biệt là trong 12 tháng đầu đời, khiến cho trẻ gặp có nhiều nguy cơ bị còi xương-một căn bệnh có thể khả năng dẫn đến gãy xương và biến dạng, tật nguyền hay thậm chí một số trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong. Để ngăn chặn điều này, các kiến nghị hiện nay trên toàn thế giới đó chính là cung cấp đủ vitamin D cho trẻ trong giai đoạn 12 tháng đầu đời. Việc xét nghiệm thường kỳ về mức độ vitamin D ở trẻ không có triệu chứng là không cần thiết. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, một số trẻ có thể hưởng lợi nhiều hơn khi nhận được bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong thời gian dài.
Một nghiên cứu tiến hành trên 61.809 xét nghiệm vitamin D ở 46.960 trẻ và thanh thiếu niên tại bang Victoria cho thấy khả năng một đứa trẻ thực hiện xét nghiệm vitamin D vào năm 2018 cao gấp 30 lần so với năm 2003. Tuy nhiên, số lượng xét nghiệm phát hiện được sự thiếu hụt vitamin D cho thấy vẫn giữ nguyên.
Ngay cả khi phát hiện ra việc thiếu hụt vitamin D, chỉ 4% số trẻ được theo dõi trong vòng 3 tháng tiếp theo nhằm kiểm tra xem lượng vitamin D đã được bổ sung, cải thiện hay chưa. Theo GS. Yvonne Zurynski (Health System Sustainability-Australia Institute of Health Innovation, đồng chủ nhiệm đề tài nghiên cứu), tất cả những xét nghiệm này dường như rất khác thường, và là dấu hiệu của việc chăm sóc chất lượng thấp.
Phòng ngừa hơn là xét nghiệm
Kết quả nghiên cứu được công bố trên British Medical Journal’s Archive of Disease in Childhood. Nghiên cứu này tiếp bước theo một kiến nghị trước đó của một nhóm các chuyên gia quốc tế rằng việc xét nghiệm thiếu hụt vitamin D mà không có các dấu hiệu lâm sàng là không cần thiết. Tuy nhiên, GS Zurynski cho rằng lời khuyên của các chuyên gia dường như không được chú trọng trong thực tiễn ở Australia.
GS. Craig Munns (Giám đốc TT nghiên cứu sức khỏe nhi đồng-ĐH Queensland, BS nhi khoa tại bệnh viện Nhi Queensland, GS danh dự tại ĐH Macquarie, đồng chủ nhiệm đề tài) cho rằng các bác sỹ đa khoa cần được đào tạo thêm về những hướng dẫn mới nhất về cách phòng ngừa hơn là đưa ra các xét nghiệm như là sự lựa chọn đầu tiên của họ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Theo GS. Munns, trẻ thiếu vitamin D sẽ có một số triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng. Sự phức tạp này giống như một quang phổ có phạm vi rộng: nó đi từ việc hoàn toàn không có triệu chứng bệnh, tới việc xuất hiện những cơn đau rõ ràng, mắc bệnh còi xương, hạ canxi máu (Hypocalcemia-hạ canxi đường huyết) và sau đó là cơn co giật và động kinh (seizure). Tuy nhiên, may mắn là giai đoạn nguy hiểm cuối cùng của dãy quang phổ này rất hiếm gặp.
Từ góc độ lâm sàng, trẻ có xương bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh còi xương có thể không thích đi lại bởi chân của chúng bị đau hoặc bị mệt rất nhanh khi đi bộ bình thường. Trẻ có thể mắc phải các chứng bệnh dị dạng xương (skeletal deformity) như phù nề mắt cá chân, cổ tay và đầu gối, chân vòng kiềng, xương sọ mềm và cong xương sống hiếm gặp.
GS. Zurynski cho rằng nguồn cung cấp vitamin D chính ở Australia đến từ việc hấp thụ ánh mặt trời. Vào mùa hè, chỉ cần một lượng nhỏ ánh nắng mặt trời cũng đủ cho việc cung cấp vitamin D. Khi được tiếp xúc với tia UV từ ánh nắng mặt trời, da sẽ tạo ra vitamin D cho cơ thể. Những người có làn da tối màu hơn sẽ có nguy cơ cao hơn trong việc thiếu hụt vitamin D. Theo GS. Zurynski, sữa mẹ cũng không thể cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết cho trẻ. Nếu trẻ mặc quần áo, hoặc bị cách li khỏi ánh nắng mặt trời quá lâu ngay cả khi đang được đi ra ngoài trời, chúng có thể sẽ không hấp thụ đủ lượng ánh nắng mặt trời cần thiết.
GS. Muuns là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu có sự tham gia của 33 chuyên gia quốc tế năm 2016, đã thống nhất đưa ra một bộ các kiến nghị toàn cầu về việc ngăn ngừa và quản lý chứng bệnh còi xương. Những hướng dẫn này khuyến cáo các bác sĩ cung cấp đủ dưỡng chất vitamin D cho trẻ trong 12 tháng đầu đời, và việc bổ sung vitamin D hoàn toàn độc lập với các hình thức cho ăn khác đối với trẻ. Trên thực tế có nhiều quốc gia đã thông qua những hướng dẫn này, bao gồm Mỹ, Canada, Anh và châu Âu. Bên cạnh đó, các sản phẩm thức ăn tại những quốc gia này cũng được chú trọng tăng cường hàm lượng vitamin D.
Australia vẫn chưa chấp thuận những kiến nghị của nhóm nghiên cứu ở cấp độ quốc gia, mặc dù một số nhà chức trách y tế địa phương đã thực hiện theo những kiến nghị này. Vì vậy mà những sản phẩm thức ăn tại Úc vẫn chưa được chú trọng tăng hàm lượng vitamin D. GS. Muuns cũng như GS. Zurynski hiện đang ở trong nhóm các chuyên gia tại Úc đang thúc đẩy việc các kiến nghị ở trên được chấp thuận tại quốc gia này.
Hiện nay, số ca thiếu hụt vitamin D ở Australia vẫn còn, dẫn tới khoảng 4,9 trường hợp còi xương/100.000 trẻ em, so với 2,9 trường hợp/100.000 trẻ ở Canada, 7,5 trường hợp/100.000 trẻ ở Anh. GS. Muuns cho rằng nếu chúng ta cung cấp đủ dưỡng chất vitamin D cho tất cả trẻ sơ sinh trong 12 tháng đầu đời, chúng ta có thể loại trừ hoàn toàn bệnh còi xương, tương tự như việc cung cấp folate (vitamin nhóm B tan trong nước) cho phụ nữ mang thai nhằm ngăn ngừa gai đôi cột sống (spina bifida).
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024