Người tiêu dùng đang thay đổi thói quen chi tiêu của mình
Báo cáo đã chỉ ra rằng người tiêu dùng đang thay đổi thói quen chi tiêu của mình nhằm làm dịu đi các áp lực tài chính và để có thể bào chữa cho một số hành vi sai lệch nhất định
Rất nhiều người dân Australia đang bù đắp lại sự gia tăng của các khoản chi tiêu không tự định (non-discretionary: không được tùy tiện chi tiêu) như chi phí nhà ở, thực phẩm, bảo hiểm...và sự cắt giảm trong chi tiêu tùy nghi (discretionary) như nhà hàng, đồ ăn mang đi, quần áo, phụ kiện... nhằm đáp ứng mức phí sinh hoạt hiện nay.
Stephanie Atto (Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu) cho biết nhóm nghiên cứu đã hỏi những người đi mua sắm về mức độ tự tin của người tiêu dùng, các chi tiêu tùy nghi và không tùy nghi, lời giải thích cho hàng loạt những hành vi trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Theo Atto, nhóm nghiên cứu muốn liệu người tiêu dùng có đang thay đổi thói quen chi tiêu nhằm giảm nhẹ các áp lực về tài chính hay không và nếu có thì họ đang thay đổi như thế nào. Các nhà nghiên cứu cũng muốn biết một số hành vi sai lệch nhất định như trộm vặt trong cửa hàng được đánh giá như thế nào trong mắt người tiêu dùng hiện nay.
Hơn 1/4 số người được hỏi tin rằng những hành vi ăn trộm trắng trợn được đánh giá là "không thể" cho tới "hoàn toàn có thể" bao biện, cụ thể với những trường hợp như sau:
- Lấy đồ mà không trả tiền (28%)
- Thay đổi nhãn ghi giá tiền trên sản phẩm (30%)
- Không quét thanh toán một số sản phẩm khi sử dụng máy tự thanh toán (32%)
- Quét sản phẩm bình thường thành những sản phẩm rẻ hơn khi sử dụng máy tự thanh toán (37%)
Nỗi lo sợ về những người tiêu dùng theo chủ nghĩa cơ hội đang lớn dần lên trong các ngành hàng bán lẻ bởi họ không chỉ đối diện với vấn đề sụt giảm trong chi tiêu mà còn phải thận trọng với những người tiêu dùng đang cố gắng tiết kiệm tiền bạc bằng những phương thức sai lệch.
Cuộc khảo sát cho thấy rằng những người tiêu dùng lớn tuổi (55 tuổi trở lên) coi các hành vi trộm vặt trong các cửa hàng bán lẻ là không thể chấp nhận được so với các nhóm tuổi khác. Trong khi nhiều người trẻ (18-34 tuổi) cho rằng các hành vi đó có thể bào chữa ở các mức độ khác nhau.
Cụ thể hơn, 93% người tiêu dùng lớn tuổi cho rằng việc lấy một sản phẩm mà không thanh toán là không thể bào chữa, trong khi chỉ có 47% người tiêu dùng trẻ hơn có cùng quan điểm. 53% người trẻ còn lại cảm thấy rằng có thể bào chữa hoặc bào chữa một chút cho các hành vi đó. Tương tự, việc thay đổi mác giá trên sản phẩm là không thể bao biện theo ý kiến của 90% người tiêu dùng lớn tuổi so với 45% ở những người trẻ hơn.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng đang bi quan về tình hình tài chính cá nhân hiện tại cũng như tương lai, đồng thời cũng không mấy lạc quan đối với tình hình kinh tế trong thời gian sắp tới.
50% người tiêu dùng được hỏi đã cho biết rằng họ thực sự lo lắng về tình hình tài chính hơn so với 1 năm trước, trong khi 2 trong 5 người (42%) nghĩ rằng thời điểm này không phù hợp để mua những sản phẩm giá trị cao như đồ đạc, tủ lạnh và TV.
Theo Atto, việc gia tăng cảm xúc bi quan về tình hình tài chính cũng như những thay đổi trong thói quen chi tiêu đã góp phần không nhỏ vào vấn đề lạm phát cũng như các kỳ vọng tăng trưởng. Điều này cần phải được khắc phục trước khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong chỉ số niềm tin tiêu dùng được nhìn thấy.
Trong tất cả các nhóm tuổi, người tiêu dùng ở độ tuổi 35-54 thể hiện tinh thần bi quan nhất về tình hình tài chính của mình. 57% người từ 35-54 tuổi cho biết họ lo lắng về tài chính hơn so với năm ngoái.
Các kết quả khác trong báo cáo cho thấy rằng 77% người tiêu dùng e ngại rằng tình hình tài chính vẫn không cải thiện hoặc thậm chí là xấu hơn trong 12 tháng tiếp theo. Gần 1/2 người tiêu dùng (49%) sẽ gặp khó khăn về kinh tế trong 1 năm tiếp theo và 1/3 (37%) sẽ rơi vào hoàn cảnh tương tự trong 5 năm sắp tới.
Tổng hợp thông tin từ Australian Consumer and Retail Studies
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024