Nhiều trường đại hoc ngại tự chủ
Lý do trường đại học "ngại" tự chủ
Chiều 15.8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã gặp gỡ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên của các đại học, trường đại học.
Tại buổi gặp gỡ, PGS.TS Phạm Thị Huyền, Trưởng bộ môn Marketing, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân khẳng định, tự chủ trong đại học là chủ trương đúng để có thể huy động nguồn lực của toàn xã hội cho phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Tuy nhiên, hiện nay khi nhắc đến khái niệm tự chủ trong đại học, xã hội vẫn hiểu là tự chủ trong thu học phí, thiên về tài chính và nghĩ tự chủ là nhà nước không hỗ trợ học phí và các hoạt động.
"Nhiều trường nghĩ rằng, tự chủ nghĩa là tự lo, nhà nước không quan tâm, không đầu tư, không quản lí. Xã hội nói chung và nhiều gia đình người học cho rằng, tự chủ là gắn liền với học phí tăng lên, chất lượng sẽ không đảm bảo. Chính tư duy này làm nhiều trường đại học ngại tự chủ, người học và gia đình ngại theo học tại các trường đại học tự chủ. Chắc chắn, cứ như vậy, công cuộc tự chủ hoá các trường đại học khó có thể thành công" - PGS.TS Phạm Thị Huyền nêu quan điểm.
Chính vì lí do nêu trên, bà Huyền cho rằng, đây là vấn đề cần được truyền thông để xã hội rõ. Bộ GDĐT cần chung tay cùng các trường đại học truyền thông về tự chủ đại học. Cần nhấn mạnh tự chủ là tăng cường quyền cho các nhà trường.
Các trường được chủ động liên kết tạo các mối quan hệ, thêm cơ hội để người học được có thêm thực tế thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học. Tự chủ tài chính, đảm bảo thu đúng thu đủ là cần thiết, cần để xã hội không phàn nàn về vấn đề học phí,...Bên cạnh đó, bà Huyền cho rằng, sự thiếu đồng bộ trong các chính sách liên quan đến vận hành một trường đại học tự chủ cũng đang đặt ra khó khăn cho các trường trong quá trình đang và sẽ thực hiện tự chủ. "Tôi đề nghị Bộ GDĐT và các cơ quan điều hành sớm rà soát sửa đổi, đồng bộ các quy định của pháp luật để tự chủ đại học có thể triển khai hiệu quả nhất" - PGS.TS Phạm Thị Huyền bày tỏ.
Tự chủ không có nghĩa là tự túc
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Việt Nam đã thực hiện việc tự chủ đại học trong suốt hơn 30 năm với khởi đầu là sự ra đời của 2 đại học quốc gia. 10 năm trở lại đây, có nhiều trường đại học đã tự chủ rất cao.
Bộ trưởng nhìn nhận, trong quá trình triển khai tự chủ đại học, một điểm vướng, khó hay được nhắc đến là thể chế. Chúng ta đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật 34), Nghị định 99 hướng dẫn thi hành luật, quy định nhiều nội dung chi tiết để thực hiện tự chủ. Nhưng vẫn có sự xung đột, chồng chéo, chưa đồng bộ với các bộ luật khác, khiến cho quyền tự chủ của giáo dục đại học rất khó thực hiện một cách đầy đủ.
"Hiện, chúng ta đang điều chỉnh Nghị định 99 và dự kiến năm 2023, Quốc hội, Chính phủ sẽ giao Bộ GDĐT xem xét, sửa đổi Luật 34; từ đó tiếp tục mở đường cho tự chủ đại học được đúng hướng, có chiều sâu, thuận lợi cho cơ sở giáo dục đại học hơn" - Bộ trưởng thông tin. Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng, một khó khăn khác của thực hiện tự chủ là sự hiểu về tự chủ. Có nơi hiểu chưa hết, không dám làm hết; có nơi hiểu tự chủ là thích làm gì thì làm - cả hai cách hiểu trên đều dẫn đến sai lệch trong quá trình thực hiện. "Tự chủ không phải tự túc, tự chủ không phải phó thác, tự lo liệu về kinh phí. Tự chủ với giáo dục vẫn là cần được đầu tư. Nhưng đầu tư như thế nào? Lúc nào đầu tư? Đầu tư theo cách nào? Đây là điều tiếp tục phải kiến nghị chính sách trong thời gian sắp tới.
Vấn đề về tự chủ, học thuật, tài chính,… cũng cần có điều chỉnh để chúng ta làm tốt hơn vấn đề tự chủ trong thời gian tới. Đây là vấn đề rất lớn trong giáo dục đại học" - Bộ trưởng nhấn mạnh quan điểm.
- Hướng tiếp cận mới nhằm hỗ trợ giáo viên tích hợp nội dung "Học tập vì sự phát triển bền vững" ngay từ những ngày đầu sự nghiệpTin tức08/05/2025
- Sôi nổi hội thi rèn nghề ngành Quản lý giáo dục và Tâm lý học giáo dụcTin tức28/04/2025
- Chế độ ăn kiêng nhiều chất béo, nhiều đường ảnh hưởng đến chức năng nhận thứcTin tức22/04/2025
- Nghiên cứu mới điều tra tác động của thuốc điều trị ADHD đến tim mạchTin tức05/04/2025
- Ngưng kê đơn thuốc cho người sa sút trí tuệTin tức04/04/2025
- Báo cáo về nhu cầu đối với sức khoẻ tâm thần, sinh hoạt phí và cải cách giáo dục của giới trẻ AustraliaTin tức03/04/2025
- Độ dài của ngón áp út có thể chỉ ra xu hướng sử dụng rượu bia như thế nào?Tin tức02/04/2025
- Lịch thi tốt nghiệp THPT 2025Tin tức24/03/2025
- Hướng tiếp cận mới nhằm hỗ trợ giáo viên tích hợp nội dung "Học tập vì sự phát triển bền vững" ngay từ những ngày đầu sự nghiệpTin tức08/05/2025
- Thông tin tuyển sinh Đại học năm 2025 của Khoa Sinh học, Trường Sư phạm, Trường Đại học Vinh.Tin tức07/05/2025
- Competence Assessment of Team of Specialists under the Organization and Personnel Department at Public Universities in VietnamĐào tạo07/05/2025
- ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAYNghiên cứu06/05/2025
- 🔥🔥THÔNG TIN TUYỂN SINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ NĂM 2025 🔥Tin tức05/05/2025
- Hành trình của sinh viên Khoa Hóa học tại Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường Sư phạm năm học 2024 - 2025Giới thiệu28/04/2025
- Sôi nổi hội thi rèn nghề ngành Quản lý giáo dục và Tâm lý học giáo dụcTin tức28/04/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Sư phạm Tin học năm 2025Tin tức24/04/2025