Những tác hại của việc để điện thoại bên cạnh khi ngủ
Điện thoại là một trong những thiết bị điện tử phát ra sóng điện từ và phát ra cả nhiệt với tần số cao. Theo như tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết, những thiết bị điện tử nói chung đều mang đến tác hại cho cơ thể và tăng khả năng phát triển ung thư nếu như bạn sử dụng một thời gian quá dài. Đặc biệt, đặt điện thoại di động bên cạnh khi ngủ còn gây ra tác hại gấp nhiều lần so với trường hợp sử dụng bình thường.
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Điện thoại thông minh truyền thông tin bằng cách truyền sóng vô tuyến qua mạng lưới ăng-ten. Những dòng sóng vô tuyến này còn được gọi là sóng tần số vô tuyến. Năm 2014, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã phân loại trường điện từ phát ra từ điện thoại thông minh là “có thể gây ung thư cho con người”.
Tuy nhiên, cách sau đó không lâu tổ chức này đã không tìm thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư ở khu vực đầu hoặc cổ đối với những người sử dụng điện thoại thông minh trong hơn 10 năm. Hàng loạt nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự. Một cơ quan uy tín khác là Hiệp hội Ung thư Mỹ cũng nhận định đây là một vấn đề khó làm sáng tỏ.
Năm 2018, một nhóm nghiên cứu ở Mỹ cũng đã chỉ ra rằng, nguy cơ mắc các khối u tim hiếm gặp ở chuột đực tăng cao khi con vật này tiếp xúc liên tục với trường điện từ, nhưng chuột cái thì không. Nghiên cứu cũng đã báo cáo nguy cơ một số loại khối u trong não và tuyến thượng thận gia tăng.
Đến hiện tại, mọi người vẫn chưa xác định rõ về tác hại của việc ngủ bên cạnh điện thoại thông minh đối với cơ thể. Đồng thời, hầu hết chúng ta không chỉ ở gần điện thoại trên giường mà còn có thể để điện thoại trong túi, trên tay suốt một ngày dài. Bất kỳ rủi ro sức khỏe nào cũng có thể xảy ra khi ngủ gần điện thoại với các khoảng thời gian khác nhau trong ngày.
Cản trở giấc ngủ
Nhiều chuyên gia đã đưa ra cảnh báo việc sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ là không tốt. Bởi vì hành động này tác động trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Màn hình sáng và sóng di động kích thích có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ của chúng ta và thậm chí khiến não bộ khó có thể đi vào trạng thái nghỉ ngơi.
Đa số mọi người khi ngủ đều thức dậy một vài lần trong đêm. Trong những thời điểm như này, điều bạn muốn làm đầu tiên là lấy điện thoại để giải trí một chút trước khi có thể ngủ lại. Tuy nhiên, hành động này không thể khiến bạn có thể ngủ lại nhanh chóng mà ngược lại sẽ làm mất ngủ.
Vì nguồn ánh sáng từ điện thoại sẽ báo hiệu cho não và cơ thể của bạn rằng thời gian ngủ đã hết. Đây là điều mà không người nào mong muốn gặp phải. Để điện thoại xa tầm với có thể giúp kiềm chế sự cám dỗ này. Do đó, bạn hãy tránh xa điện thoại nếu vô tình tỉnh dậy lúc giữa đêm.
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024