Phát hiện mới liên quan tới giấc ngủ của thanh thiếu niên
Sử dụng phản hồi từ 2500 học sinh tuổi từ 12 đến 14 trong khoảng thời gian 2019-2020, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những thiếu niên có bố mẹ thiết lập thời gian đi ngủ rõ ràng sẽ kéo dài giấc ngủ được thêm ít nhất 20 phút. Con số này đã tạo ra sự khác biệt thực sự cho những hoạt động của ngày mới.
Các nhà khoa học đến từ ĐH Flinders đã nghiên cứu trên 30 người tại Adelaide nhằm ghi chép lại giấc ngủ buổi đêm do họ tự kiểm soát, sử dụng các thiết bị điện tử và những yếu tố khác để hiểu rõ hơn về thói quen ngủ của độ tuổi thanh thiếu niên. Theo TS. Serena Bauducco (Nhà nghiên cứu tâm lý học, Học giả thỉnh giảng từ Thụy Điển), hầu hết người trẻ có xu hướng thức khuya và ngủ ít hơn khi họ được chủ động quyết định giờ đi ngủ của mình. Tuy nhiên, nghiên cứu định lượng của nhóm đã phát hiện ra rằng thanh thiếu niên cởi mở với những lời khuyên tới từ bố mẹ mình nhằm cải thiện giấc ngủ của mình.
Trong nghiên cứu có phạm vi quốc gia của nhóm nghiên cứu, họ thấy rằng một số thanh thiếu niên vui vẻ với việc bố mẹ mình thiết lập thời gian đi ngủ sau một khoảng thời gian dài không có quy tắc nào cho việc đi ngủ của họ. TS. Bauducco cho biết việc duy trì các nguyên tắc về mặt thời gian có tác dụng làm chậm xu hướng tự nhiên của con người đối với việc thức khuya và ngủ ít, đặc biệt là ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Sleep Research, đã bổ sung vào mảng nghiên cứu về sự phát triển của cơ thể người những phát hiện mang tính tích cực. Theo đó, việc thiết lập thời gian ngủ của bố mẹ đối với con cái đang ở độ tuổi thanh thiếu niên sẽ có tác động tích cực đối với những đứa trẻ, trên cơ sở đảm bảo rằng trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên cần ngủ khoảng 8-10 tiếng mỗi đêm.
Việc can thiệp vào giấc ngủ không chỉ góp phần vào việc thiết lập được thói quen đi ngủ tích cực, mà còn thiết lập lại những quy tắc về giờ đi ngủ ở độ tuổi thanh thiếu niên, góp phần tăng thời lượng ngủ của trẻ ở độ tuổi đi học. Lưu ý rằng trẻ ở độ tuổi này cũng được giáo dục về tầm quan trọng của giấc ngủ, đồng thời các chương trình nâng cao nhận thức về giấc ngủ cũng được chú trọng nhằm cải thiện sức khỏe của trẻ.
Do đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các kiến nghị nhấn mạnh những lợi ích của việc duy trì thời gian đi ngủ ở độ tuổi thanh thiếu niên, góp phần trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng nói chung.
- Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025Tin tức15/07/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2025 đã hoàn thànhTin tức27/06/2025
- Tài liệu hướng dẫn dành cho thí sinh 2025Tin tức25/06/2025
- Nam sinh có khả năng phục hồi tốt hơn nữ sinh trước những trở ngại trong học tậpTin tức20/06/2025
- Công bố kết quả PISA 2022 của Việt NamTin tức17/06/2025
- Luật Nhà giáo đã được thông quaTin tức17/06/2025
- Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025Tin tức15/07/2025
- GIẢNG DẠY BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH THỰC TẾ CHUYÊN MÔN NĂM 2025Nghiên cứu08/07/2025
- Chương trình Kí ức thành văn: Chia tay K62 ngành Sư phạm Ngữ vănĐào tạo07/07/2025
- Trường Đại học Vinh: thông tin tuyển sinh đào tạo đại học năm 2025Tin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh Đại học chính quy năm 2025 - Khoa Toán học - Trường Sư phạm - Trường Đại Học VinhTin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- THÔNG TIN TUYỂN SINH TRƯỜNG SƯ PHẠM NĂM 2025: KHOA GIÁO DỤC MẦM NONGiới thiệu28/06/2025