Phát triển thế giới quan cho trẻ mầm non
Theo ông Jack Shonkoff - Bác sĩ nhi khoa, Giám đốc sáng lập Trung tâm toàn cầu về trẻ em, Đại học Harvard (Mỹ), những năm tháng đầu đời rất quan trọng với trẻ. Những trải nghiệm và các mối quan hệ với những người mà trẻ tiếp xúc đầu tiên sẽ định hình sự phát triển của não bộ. Chính nền tảng ban đầu sẽ ảnh hưởng đến tất cả việc học tập và hành vi, cũng như sức khỏe thể chất, tinh thần, thế giới quan của trẻ trong suốt cuộc đời.
Lấy trẻ làm trung tâm
Với triết lý giáo dục Reggio Emilia, nhà giáo dục Loris Malaguzzi (Ý) tin rằng mỗi đứa trẻ là một thế giới riêng. Trong đó, những ảnh hưởng của văn hoá quốc gia, sự giáo dục của cha mẹ và môi trường sống,... chính là những yếu tố khiến trẻ có cách phát triển nhận thức và tiềm năng riêng biệt.
Theo cô Alpha Butil - Trưởng khối Mầm Non, Trường Quốc tế Sài Gòn Pearl (ISSP), các hoạt động giáo dục và trải nghiệm từ triết lý Reggio Emilia đặt tiếng nói của trẻ là trung tâm. Điều này mang ý nghĩa các em sẽ được tự chọn những gì mình muốn học và được khuyến khích học theo cách chủ động thu nạp kiến thức. Từ cách tiếp cận này, các em sẽ xây dựng nền tảng phát triển toàn diện và trở thành công dân toàn cầu trong thời đại 4.0.

Cá nhân hóa bài giảng cho trẻ
"Ở các phương pháp giảng dạy cũ, giáo viên là người hướng dẫn và cung cấp kiến thức; học sinh ngồi ghi chép và lắng nghe bài giảng. Thế nhưng, với phương pháp giảng dạy dựa trên triết lý giáo dục Reggio Emilia, học sinh được làm chủ tiết học. Mỗi ngày đến lớp, các em sẽ quyết định mình học và nghiên cứu những gì thông qua sự phối hợp với giáo viên hoặc tương tác với các bạn khác để đạt được mục tiêu của mình. Chính cách giáo dục theo triết lý Reggio Emilia này tập cho trẻ thói quen tự giác, thúc đẩy tư duy phản biện và hướng đến kỹ năng làm việc nhóm trong tương lai", thầy Lester Stephens, Hiệu trưởng Trường International School Saigon Pearl nói.
Để làm được điều này, nhà trường và đội ngũ giáo viên phải nghiên cứu kỹ lưỡng và cá nhân hóa các chương trình giảng dạy dựa theo sở thích của độ tuổi mầm non. Từ đó, hoàn thiện bài giảng bằng cách đối chiếu với năng lực và mức độ hiểu biết của từng học sinh đang theo học tại trường.

Vai trò của phụ huynh
Triết lý giáo dục Reggio Emilia không chỉ cần sự đồng hành của thầy cô mà còn có cả cha mẹ. Chị Trần Thu Hà – Nhà báo, tác giả sách về thiếu nhi, nhấn mạnh việc giáo dục cho trẻ trong những năm tháng đầu đời rất quan trọng. Đó là những điều nhỏ bé như: biết chia sẻ với người khác, cư xử văn minh, trung trực, nghệ thuật, thể thao,... Để làm được điều này, phụ huynh phải liên tục bồi dưỡng và học hỏi mỗi ngày để làm tấm gương cho con.

Vì thế,phụ huynh hãy luôn lắng nghe và tạo điều kiện để trẻ phát huy bộ não và tiếp cận thế giới xung quanh. Đặc biệt, người lớn cần rũ bỏ những định kiến phổ thông về trẻ nhỏ và giúp con trải nghiệm cơ hội học tập và phát triển tư duy ngay khi học tại trường, trong đời sống hằng ngày. Trong triết lý Reggio Emilia, môi trường là người thầy thứ ba của trẻ, bên cạnh gia đình và thầy cô. Những hành động nhỏ bé như lắng nghe trẻ nói, hay cho phép con khám phá thế giới quan rộng lớn dựa trên kho tàng kiến thức trong gia đình và đời sống chính là cái nôi để trẻ thành công và tỏa sáng trong tương lai.
- Quy định Khung năng lực số cho người họcTin tức07/02/2025
- Gặp gỡ đầu xuân Ất Tỵ 2025Tin tức03/02/2025
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Khoa Vật lí tổ chức đón tiếp gặp mặt và chúc thọ cựu giáo chức nhân dịp đầu xuân năm mới 2025Tin tức21/02/2025
- Gặp mặt tân sinh viên K65 Khoa Vật lýTin tức21/02/2025
- Thống kê các công trình khoa học của giảng viên và sinh viên khoa Vật lýNghiên cứu21/02/2025
- Quy định Khung năng lực số cho người họcTin tức07/02/2025
- KHOA SINH HỌC GẶP MẶT ĐẦU XUÂN 2025Tin tức04/02/2025
- Gặp gỡ đầu xuân Ất Tỵ 2025Tin tức03/02/2025
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025