Sức khỏe tinh thần của người mẹ có ảnh hưởng tới thành tích ở trường của con cái
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychiatry Research đã phát hiện ra mối liên hệ giữa thành tích học tập kém ở trường của trẻ vị thành niên có mẹ từng trị liệu tâm lý trong giai đoạn thai nghén (prenatal period, 16-22 tuần trước khi sinh) và giai đoạn trong chu kỳ sinh (perinatal period, 7 ngày sau sinh). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu NAPLAN thu nhận được từ hồ sơ y tế-giáo dục tại New South Wales, Australia.
TS. Getinet Ayano (Trưởng nhóm nghiên cứu-Curtin School of Population Health) cho biết sức khỏe bà mẹ trong thời gian thai kỳ cũng như sau sinh rất quan trọng đối với cả mẹ và bé. Những hội chứng tâm lý như rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder), tâm thần phân liệt (schizophrenia) có thể xảy ra trong suốt quá trình thai nghén cũng như trong chu kỳ sinh, với những bằng chứng gần đây cho thấy hơn 2/3 phụ nữ mắc các hội chứng tâm lý cũng là những bà mẹ trong gia đình.
Theo TS. Ayano, sau khi điều chỉnh những yếu tố rủi ro như độ tuổi, tình trạng hôn nhân, cân nặng khi sinh, nhóm nghiên cứu có thể chỉ ra được mối liên hệ trực tiếp giữa những bà mẹ được điều trị các chứng bệnh tâm lý với thành tích học tập kém của con cái họ trước độ tuổi 14 (lớp 9), so với những đứa trẻ có mẹ bình thường, không phải điều trị trong viện.
Nghiên cứu của nhóm tác giả cũng cho thấy bé trai có xu hướng đạt thành tích kém hơn đối với tất cả các kỹ năng, môn học, bao gồm đọc, viết, phát âm, so với bé gái. Nghiên cứu chỉ ra rằng ảnh hưởng của người mẹ mắc chứng bệnh tâm lý nặng như tâm thần phân liệt, cao hơn so với những người mắc phải ở thể nhẹ.
TS. Ayano cho biết đây là 1 trong những nghiên cứu đầu tiên phát hiện ra mối liên hệ trực tiếp này, qua đó nhấn mạnh sự cần thiết đối với các hỗ trợ mang tính giáo dục tốt hơn cho những đứa trẻ có mẹ bị ảnh hưởng bởi các trạng thái tâm lý trong những giai đoạn quan trọng.
Nghiên cứu trước đây khuyến nghị rằng rối loạn tâm lý hay sức khỏe tinh thần ở những bà mẹ đang mang thai hoặc vừa mới sinh con có thể có ảnh hưởng lâu dài tới hành vi, cảm xúc, cũng như nhận thức của trẻ. Đây thực sự là một vấn đề cấp bách cần được cộng đồng và xã hội quan tâm.
Theo TS. Ayano, nhằm đảm bảo cho trẻ được tiếp cận với những cơ hội học tập tốt nhất trong nhà trường, những chiến lược can thiệp sớm cần được đưa ra nhằm hỗ trợ những trẻ có mẹ mắc tiền sử về tâm lý trong giai đoạn mang thai hoặc sau khi sinh con. Bên cảnh đó, những nghiên cứu sâu hơn cũng cần được tiến hành nhằm hiểu rõ hơn vì sao trẻ em có mẹ đã từng điều trị tâm lý thì kết quả học tập của chúng có nguy cơ cao là không tốt, và tại sao bé trai lại bị ảnh hưởng nhiều hơn bé gái.
- Quy định Khung năng lực số cho người họcTin tức07/02/2025
- Gặp gỡ đầu xuân Ất Tỵ 2025Tin tức03/02/2025
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Khoa Vật lí tổ chức đón tiếp gặp mặt và chúc thọ cựu giáo chức nhân dịp đầu xuân năm mới 2025Tin tức21/02/2025
- Gặp mặt tân sinh viên K65 Khoa Vật lýTin tức21/02/2025
- Thống kê các công trình khoa học của giảng viên và sinh viên khoa Vật lýNghiên cứu21/02/2025
- Quy định Khung năng lực số cho người họcTin tức07/02/2025
- KHOA SINH HỌC GẶP MẶT ĐẦU XUÂN 2025Tin tức04/02/2025
- Gặp gỡ đầu xuân Ất Tỵ 2025Tin tức03/02/2025
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025