Tại sao giáo dục về nhân quyền rất quan trọng?
Tất cả chúng ta đều có những quyền giống nhau và không một cá nhân nào phải chịu sự đối xử bất công chỉ bởi vì họ chính là họ. Tại Australia, nhân quyền được kết nối chặt chẽ với những giá trị quan trọng như sự công bằng, bình đẳng và dân chủ.
Người trẻ tại Úc là những người nắm lấy quyền của bản thân, và họ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và giữ gìn nhân quyền của những người khác.
Giáo dục về nhân quyền hiện đang được tích hợp một cách rộng rãi trong các chương trình học ở bậc tiểu học và THCS trên thế giới. Mục tiêu của giáo dục nhân quyền là giúp mỗi cá nhân hiểu và thấy được giá trị của những quyền này thông qua việc dạy học cũng như việc sử dụng chúng như một phương thức học tập.
Giáo dục nhân quyền không đơn thuần chỉ là việc nói về các quyền của con người, mà còn giáo dục họ cách thể hiện sự tôn trọng các quyền này, đảm bảo rằng những người trẻ tuổi được học trong một môi trường đề cao giá trị cũng như hỗ trợ quyền của mọi người.
Có 3 phần chính trong giáo dục nhân quyền, bao gồm:
1. Học các nội dung về nhân quyền và cách thức chúng thực thi
2. Phát triển những giá trị và hành vi tốt đẹp cho thấy chúng ta tôn trọng các quyền này
3. Tạo động lực cho học sinh thực hiện và tôn trọng nhân quyền
Lỗ hổng kiến thức về nhân quyền
Australia là một trong những quốc gia có mức độ đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ bậc nhất trên thế giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng người Úc dường như không có kiến thức sâu rộng về nhân quyền, đồng thời các nhà giáo dục không biết cách để giáo dục học sinh về các quyền này một cách tốt nhất.
Dạy học sinh về nhân quyền và sự bình đẳng có thể trang bị cho các em những kiến thức được mở rộng ra khỏi phạm vi lớp học. Người học sẽ không chỉ lưu giữ kiến thức này ở trong lớp học, mà còn mang tới các hội trường, sân chơi, gia đình, cũng như trong các cộng đồng rộng lớn hơn.
Những giá trị của sự tôn trọng và cảm thông được nuôi dưỡng và thấm nhuần thông qua hoạt động giáo dục này có thể góp phần xây dựng và phát triển môi trường giáo dục nhà trường công bằng, hạnh phúc và hòa nhập. Nó cũng có khả năng giúp giảm bớt những trường hợp bạo lực học đường hoặc các hành vi tiêu cực khác trong khi nâng cao thành tích học tập và khát vọng ở người học. Những kết quả đầu ra này rất quan trọng trong việc hiện thực hóa mong muốn xây dựng Australia trở thành nơi có hệ thống giáo dục mang tính hòa nhập đẳng cấp thế giới cho tất cả người học.
Tháng 9 vừa qua, ĐH Monash kết hợp với Trường ngữ pháp Melbourne, Hội đồng nhân quyền Australia, nhà cung cấp Brainary và Hiệp hội thư viện nhà trường bang Victoria cùng tổ chức Diễn đàn lãnh đạo nhân quyền đầu tiên dành cho học sinh.
Diễn đàn đã mời các học sinh lớp 11 và 12 từ các trường khác nhau trong bang Victoria nhằm chia sẻ ý kiến về cách thức học tập, bảo vệ và giữ gìn nhân quyền trong nhà trường và cộng đồng.
Dưới đây là một số ý kiến được nêu ra tại Diễn đàn:
1. Nhà trường cần trở thành nơi lan tỏa sự chấp nhận và tính hòa nhập
Những học sinh tham dự đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chấp nhận người khác và tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân. Các em đã làm bật nổi vai trò và tầm quan trọng của việc tôn trọng nhận thức, niềm tin, danh tính cũng như phong tục, truyền thông của người khác.
Những lựa chọn về nội dung học tập, cách thức học sinh diễn đạt bản thân hay thậm chí là những tùy chỉnh về đồng phục cũng được đề cập tới trong DIễn đàn như những cách tôn trọng nhân quyền và tính định danh trong nhà trường. Học sinh cảm thấy rằng việc tạo ra môi trường học tập an toàn và hòa nhập là nền tảng căn bản cho việc thúc đẩy và phát triển nhân quyền
2. Giáo dục nhiều hơn về nhận thức nhân quyền là điều cần thiết
Học sinh cảm thấy rằng giáo dục về nhân quyền là vấn đề then chốt. Các em đưa ra khuyến nghị rằng khung chương trình cần bao gồm các nội dung được thiết kế để dạy học về nhân quyền, các vấn đề toàn cầu có ảnh hưởng tới nhân quyền và những nội dung luật bảo vệ nhân quyền trên thế giới.
Các em nhấn mạnh tầm quan trọng của việc truyền tải loại hình giáo dục này từ giai đoạn thanh thiếu niên
"Các thầy cô giáo cần chia sẻ những ví dụ cụ thể trong thực tiễn về nhân quyền cũng như cách thức giữ gìn và duy trì các quyền này"
3. Học sinh đánh giá cao các kênh truyền thông mở về nhân quyền
Các em học sinh cho biết tính cấp thiết của những kênh truyền thông mở liên quan tới nhân quyền trong nhà trường. Điều này có nghĩa là nhà trường cần có các kênh thông tin mà học sinh và giáo viên có thể truy cập được và có thể cất lên tiếng nói về những ý kiến cũng như những bận tâm của họ, đồng thời khuyến khích các cuộc thảo luận về nhân quyền.
Các em cũng cảm thấy mình cần phải có tiếng nói trong các quyết định và lựa chọn của nhà trường về nội dung học tập trong chương trình.
"Nhà trường cần tạo ra môi trường học tập an toàn đủ để học sinh có thể báo cáo và phản ánh về những điều bất công hoặc vi phạm nhân quyền trong trường, đồng thời những hành động cần thiết cần phải được đưa ra khi có các phản ánh này"
4. Tôn vinh tính đa dạng có thể giúp học sinh học và tôn trọng sự khác biệt
Theo những học sinh tham dự Diễn đàn, ca ngợi và tôn vinh những nền văn hóa đa dạng và khác biệt có thể là một cách thức tốt để phát triển nhận thức, sự hiểu biết cũng như tính cảm thông. Các em đề nghị rằng nhà trường cần tổ chức các tuần lễ văn hóa nhằm giới thiệu và tôn vinh sự đa dạng trong ẩm thực, trang phục, truyền thống, phong tục của nhà trường. Bên cạnh đó, các chuyến đi ngắn tới những vùng đất và địa phương khác nhau để học hỏi thêm về văn hóa, các hội nghị có sự tham gia, chia sẻ của diễn giả khách mời tới từ những nền văn hóa khác nhau cũng là một gợi ý từ các em học sinh.
"Điều quan trọng là các em có cơ hội được vun đắp và phát triển kiến thức, sự tôn trọng các nền văn hóa, phong tục tập quán khác nhau-yếu tố tạo nên một môi trường nhà trường hạnh phúc"
Học sinh cũng mong muốn giáo viên của mình thực hiện nhiều hơn những cam kết đối với nhân quyền. Các em muốn nhà trường tuyển dụng những giáo viên hoạt động năng nổ trong việc thúc đẩy nhân quyền và sự bình đẳng. Điều này đồng nghĩa với việc bản thân các giáo viên cũng cần được đào tạo, bồi dưỡng bài bản về nhân quyền, đồng thời luôn sẵn sàng thảo luận về nhân quyền với học sinh của mình
"Tất cả giáo viên cần được giáo dục về nhân quyền thông qua hoạt động phát triển chuyên môn nghề nghiệp"
Học sinh muốn có tiếng nói trong các cuộc thảo luận về nhân quyền
Học sinh muốn đóng một vai trò năng động hơn trong việc phát triển nhân quyền ở trường học. Họ cho thấy sự thích thú khi được thiết lập và tham gia vào các hội đồng, các tổ chức nhân quyền. Họ cảm thấy rằng mình cần có cơ hội lãnh đạo sự thay đổi và giáo dục những bạn bè đồng trang lứa về tính đa dạng, sự tôn trọng và các quyền của con người.
Học sinh muốn được hỗ trợ để đứng lên vì quyền của chính họ, được diễn đạt niềm tin của mình, được tham gia tích cực trong quá trình ra quyết định ở nhà trường.
"Học sinh cần được điều hành các cuộc họp hàng năm nhằm thảo luận và lên ý tưởng về việc tạo ra một môi trường giáo dục tốt hơn trong nhà trường"
5. Những điều luật về sự tử tế
Rất nhiều học sinh cho rằng khuyến khích các nguyên tắc, điều luật về sự tử tế, lòng tôn trọng và hỗ trợ người khác có thể là một cách thức mạnh mẽ nhằm phát triển nhân quyền trong nhà trường
"Mỗi người cần phải đối xử tử tế với những người xung quanh mình"
6. Hành động
Học sinh tham dự Diễn đàn đã đưa ra một số ý tưởng về hành động cụ thể nhằm phát triển nhân quyền trong nhà trường, bao gồm việc đảm bảo rằng nhà trường có các tiện nghi cơ bản; thiết lập được cơ chế báo cáo, phản ánh đủ an toàn đối với những trường hợp bất công; cung cấp các nguồn lực cho giáo dục nhân quyền. Các học sinh cũng cho rằng các cuộc nói chuyện thường xuyên về nhân quyền cũng rất quan trọng đối với các em.
Sự hợp tác giữa các nhà trường, các diễn đàn trong việc tổ chức các cuộc thảo luận liên trường về nhân quyền, xây dựng mối quan hệ với các chính trị gia địa phương được cho những cách thức góp phần phát huy những ảnh hưởng mà nỗ lực của các em học sinh mang lại.
Bên cạnh đó, các em cũng cho rằng các lớp học và khóa học dành riêng nội dung về nhân quyền cũng rất cần thiết.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024