Thái độ và hành động bền vững của người mua sắm tại Úc
Trong thế kỷ 21, tính bền vững phát triển thành một khái niệm đa chiều, bao gồm các khía cạnh môi trường, xã hội và cả kinh tế. Các sáng kiến như nghị định thư Kyoto và Hiệp định Paris ra đời nhằm nhận diện rõ sự biến đổi về mặt khí hậu và khuyến khích trách nhiệm bảo vệ môi trường toàn cầu.
Ngày nay, tính bền vững đã trở thành vấn đề ưu tiên trên toàn thế giới với sự vào cuộc của các Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nhằm tìm ra những giải pháp bền vững đối với các thách thức như biến đổi khí hậu, sự sụt giảm các nguồn lực và sự mất bình đẳng trong xã hội.
Tháng 7/2023, Thủ tướng Anthony Albanese đã công bố việc Úc tham dự nhóm G7 về khí hậu nhằm đưa ra nhiều hành động hơn với tham vọng giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu cùng với các Chính phủ khác trên toàn cầu. Câu hỏi được đặt ra là Australia đã đi được bao xa trong hành trình bền vững của mình? Và thái độ cũng như hành vi của người dân Úc như thế nào khi đất nước tham gia các hoạt động và tiêu thụ bền vững?
Trường kinh tế Monash đã tiến hành nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Australia đối với tính bền vững trong khuôn khổ nghiên cứu lớn hơn liên quan tới hoạt động bán lẻ tại quốc gia này.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn 1/2 người mua sắm tại Úc (51%) cho rằng bền vững là một nhân tố quan trọng khi thực hiện các hoạt động mua sắm của mình.
Người dân Australia thường mua nhiều sản phẩm của một số nhóm bán lẻ nhất định, và những thành tố bền vững mà họ tìm kiếm trong hàng hóa đã phản ánh chính xác những nhóm sản phẩm này.
Các sản phẩm rau củ quả và quần áo, phụ kiện là các nhóm bán lẻ phổ biến được người mua sắm tại Australia quan tâm. Theo thống kê, 75% người dân Úc mua các sản phẩm rau củ quả, 69% người mua các sản phẩm quần áo trong 3 tháng vừa qua tại Úc. Khi được hỏi về các yếu tố quan trọng nào liên quan tới tính bền vững đã được xem xét trước khi đưa ra quyết định mua hàng, phần lớn người dân Úc đều cho rằng các sản phẩm phải có hạn sử dụng lâu dài (85%), có thể sửa chữa hoặc khắc phục được (73%). Do đó, Australia và các quốc gia khác đã chứng kiến sự tăng trưởng khác thường ở thị trường đồ second-hand (tạm dịch: đồ cũ) những năm gần đây. Theo báo cáo của Statista, thị trường resale (tạm dịch: bán lại) của Australia có giá trị hơn 60 triệu đô la trong năm 2022.
Người tiêu dùng cũng cảm thấy rằng một số yếu tố khác cũng quan trọng, bao gồm việc sản phẩm được sản xuất tại địa phương (64%), có nguồn gốc an toàn (62%), và được đóng gói bằng các chất liệu có thể tái chế (59%). Điều này có thể được nhìn thấy trong nỗ lực của các công ty nhằm đưa tính bền vững trở thành một vấn đề ưu tiên, tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong việc đưa ra các lựa chọn mua sắm.
Người mua sắm tại Úc tham gia vào các hoạt động bền vững
Hầu hết người mua sắm tại Úc (96%) đã tham gia vào ít nhất một hoạt động bền vững trong vòng 3 tháng qua. Những ngày giận dữ đối với việc cấm sử dụng các túi nhựa dùng 1 lần của các ông lớn trong ngành hàng bán lẻ như Coles và Woolworths đã trôi qua. Thay vào đó, hơn 3/4 (77%) người dân Úc đã mang túi đựng ở nhà khi đi mua sắm. Đây chính là một hoạt động bền vững phổ biến nhất được nhiều người dân tại đây hưởng ứng tham gia.
Trên thực tế, sau khi lệnh cấm sử dụng túi nhựa dùng 1 lần được ban hành năm 2018, chứng kiến số đông người mua sắm mang túi cá nhân tới các khu vực mua sắm, các ông lớn trong mảng siêu thị đã cam kết loại bỏ đồng 15 xu, sử dụng 80% các vật liệu tái chế, tái sử dụng các túi đựng từ nhựa mềm trong các gian hàng tại Úc trước tháng 7 năm 2023.
Hầu hết người dân Úc đều cho biết rằng họ đã tái chế rác thải (62%) và gần 1/2 (44%) dân số mua các sản phẩm được sản xuất tại địa phương hoặc có nguồn gốc địa phương. Trong số những người tham gia vào các hoạt động bền vững khác nhau, phần lớn đều cho rằng họ tham gia những hoạt động này thường xuyên. Ví dụ, 93% người mua sắm cho biết họ thường xuyên mang túi đựng từ nhà đi. Tương tự, 9 trong 10 người tái chế phế liệu (91%) hoặc ủ phân composst (88%) cho biết họ tiến hành những hoạt động này thường xuyên.
Tin tốt là ngày càng có nhiều người Úc cho biết họ sẽ tham gia vào một số hoạt động mua sắm bền vững trong tương lai.
Khác biệt nhóm tuổi thông qua các kiểu hoạt động bền vững mà họ tham gia
Việc tham gia các hoạt động bền vững được coi là nhất quán trên các khía cạnh về nhân khẩu học, những người dân Úc vẫn có sự khác biệt về mặt thế hệ.
Một phát hiện khá thú vị đó là sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, đặc biệt là giữa người già và người trẻ. Sự khác biệt thể hiện trong các góc nhìn và hành vi của họ đối với tính bền vững. Những người mua sắm cao tuổi tại Úc (55 tuổi trở lên) có xu hướng mang túi đựng cá nhân tới cửa hàng, tái chế các sản phẩm phế liệu, mua những sản phẩm sản xuất hoặc có nguồn gốc địa phương, thực hiện ủ phân compost nhiều hơn các nhóm tuổi khác. Trong khi đó, những người trẻ tuổi hơn (18-34 tuổi) tham gia ít hơn những hoạt động này.
Tuy nhiên, người trẻ tại Úc lại thực hiện việc di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng, mua đồ second-hand, giới thiệu các sản phẩm thân thiện với môi trường cho bạn bè, gia đình và đồng nghiệp hơn các nhóm tuổi khác. Người lớn tuổi tại Úc, ngược lại, không tham gia nhiều vào các hoạt động này.
Người dân Úc sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các lựa chọn bền vững
Tháng 5/2023, ACRS (Australian Consumer and Retail Studies) đã đưa ra báo cáo về sự thay đổi của người dân Australia trong cách tiêu dùng cũng như các thói quen mua sắm do những áp lực về mặt kinh tế. Tuy nhiên, họ cũng nhìn thấy một tia sáng trong báo cáo với nội dung rằng người dân Úc đang tỉnh táo hơn trong các quyết định mua sắm của mình, đồng thời họ cũng đưa ra nhiều hơn các lựa chọn mang tính bền vững.
Nghiên cứu mới nhất của ACRS đã tìm hiểu sâu hơn về tính bền vững của ngành bán lẻ, đồng thời cho thấy người dân Australia đang có dấu hiệu mong muốn đưa ra các lựa chọn tiêu thụ bền vững, phù hợp với túi tiền của họ. Hơn 1/2 người mua sắm Úc cho biết họ sẵn sàng trả thêm cho các sản phẩm có thể sử dụng lâu bền (67%), có thể sửa chữa được (55%) và được sản xuất tại địa phương (52%).
Điều thú vị chính là việc người tiêu dùng trẻ tuổi (18-34 tuổi) sẵn sàng chi thêm tiền để mua các sản phẩm có nguồn gốc an toàn cũng như các sản phẩm được làm từ, được đóng gói bởi các vật liệu có thể tái chế.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024