Thảo luận về bình đẳng giới trên mạng xã hội gia tăng
Báo cáo đã trình bày về cách các thảo luận về giới trên mạng xã hội ở Việt Nam diễn ra như thế nào, đặc biệt tập trung vào Facebook, nhằm đánh giá tác động của Investing in Women (IW), một sáng kiến của Chính phủ Australia, và các chiến dịch địa phương mà tổ chức này hỗ trợ nhằm thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ ở Đông Nam Á.
Thông tin từ báo cáo giúp làm sáng tỏ sự tồn tại dai dẳng của các chuẩn mực ngoại tuyến truyền thống và tư duy gia trưởng, đồng thời xác định các nhóm ủng hộ bình đẳng trong không gian số. Để từng bước thay đổi nhận thức về các chuẩn mực giới ở Việt Nam, điều cần thiết là phải truyền đạt những lợi thế của việc sống trong một xã hội công bằng và bình đẳng trong bối cảnh cuộc sống hàng ngày, tập trung vào phạm vi các hệ giá trị hiện có trên khắp Việt Nam.
Điều tra viên chính của dự án và giảng viên cấp cao Đại học RMIT, Tiến sĩ Justin Battin cho biết: “Hiểu biết và thực hành vai trò và chuẩn mực giới ở Việt Nam khởi nguyên từ nhiều nguồn ảnh hưởng và các hệ giá trị tương ứng, chẳng hạn như Phật giáo Đại thừa, Chủ nghĩa xã hội lấy cảm hứng từ Chủ nghĩa Mac và Chủ nghĩa tân tự do toàn cầu”.
“Mặc dù Việt Nam là một trong số ít các quốc gia sử dụng luật pháp và các chương trình xã hội với nỗ lực thể chế hóa bình đẳng giới ở tất cả các cấp từ vĩ môtới vi mô, song vẫn tồn tại nhiều thách thức. Ví dụ, số đông vẫn kỳ vọng phụ nữ Việt là người chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc nhà cửa và họ chỉ được xem là người có thu nhập phụ trong gia đình ở cả khu vực nông thôn và thành thị”, Tiến sĩ Battin nói.
Kết quả nghiên cứu của nhóm cho thấy dù những năm gần đây có nhiều người lên tiếng ủng hộ thay đổi các chuẩn mực giới hơn, họ phải đối mặt với sự phản đối đáng kể trên mạng. Điều đó chứng tỏ không gian mạng là nơi các chuẩn mực giới truyền thống và ưu tiên tư tưởng phụ hệ vẫn ăn sâu và tiếp tục được duy trì.
Chủ biên chính và giảng viên Đại học RMIT, cô Võ Thị Diễm Trang chỉ ra rằng, “các nền tảng truyền thông mạng xã hội, như Facebook, đã khuếch đại các chuẩn mực giới truyền thống và sự thiên vị tư tưởng phụ hệ vốn đã hiển hiện trong cuộc sống đời thực”.
“Kết quả nghiên cứu cho thấy bất kỳ cuộc thảo luận trực tuyến nào liên quan đến chuẩn mực giới còn có thể mang lại những cuộc tranh luận và tấn công cá nhân không cần thiết”, cô Trang nói.
“Những người không ủng hộ (hoặc gièm pha) bình đẳng giới thường coi những người ủng hộ tư tưởng này là ích kỷ, vô ơn, và sính Tây phương”.
Tuy nhiên, các tác giả nhận thấy rằng những người ủng hộ bình đẳng giới thiết tha bảo vệ niềm tin của họ.
Không những thế, họ thường có cách tiếp cận khôn khéo, hiếm khi phản ứng tiêu cực, vì họ tin rằng làm như vậy sẽ phá hỏng các thông điệp cốt lõi mà họ đang cố gắng lan tỏa.
Thay vào đó, họ sử dụng những câu chuyện mang tính cá nhân, tư liệu từ văn hóa đại chúng và thảo luận về những gì đang diễn ra để thấy tác động tích cực của bình đẳng giới trong cuộc sống thường nhật. Mặc dù mạng xã hội cho thấy các chuẩn mực truyền thống ngoại tuyến và thái độ gia trưởng tiếp tục vươn dài lên đây, nhưng đồng thời, cũng chỉ ra rằng các lực lượng tiến bộ ủng hộ bình đẳng giới được cổ vũ trên không gian này.
Từ sách trắng trên, Chủ nhiệm Chương trình gắn kết doanh nghiệp thuộc Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT, Tiến sĩ Vicky Little nhận định: “Nghiên cứu quan trọng này cho thấy những động lực ngầm này diễn ra trực tuyến như thế nào, với những kẻ gièm pha bảo vệ những gì họ coi là lãnh thổ hợp pháp của họ thông qua việc bêu xấu, kỳ thị và đe dọa bạo lực”.
“Chúng ta được nhắc nhở về những gì đang bị đe dọa khi chúng ta để cho mọi người cư xử tồi tệ, đồng thời được cung cấp các phương pháp tiếp cận mang tính xây dựng dành cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà tổ chức cộng đồng và lập trình viên để khích lệ thay đổi tích cực”, Tiến sĩ Little nói.
“Một xã hội hạnh phúc, hòa bình và bền vững hơn đòi hỏi mọi thành viên phải cảm thấy được trân trọng như nhau và an toàn bất kể tuổi tác, giới tính hay địa vị kinh tế xã hội”.
Sinh viên ngành Digital Marketing và là người ủng hộ bình đẳng giới, Đào Hùng Khoa cũng bày tỏ suy nghĩ của bạn về nghiên cứu: “Kết quả báo cáo làm tôi buồn khi chứng kiến cách không gian trực tuyến và các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội tiếp sức cho việc duy trì các chuẩn mực giới hạn chế. Song kết quả cũng cho tôi hy vọng khi thấy sự ủng hộ rõ ràng dành cho bình đẳng giới, đặc biệt là ở nam giới”.
Nguyễn Lê Khánh Chi, sinh viên ngành Truyền thông chuyên nghiệp, người quan tâm đến vai trò của thắt chặt tình thân trong quảng cáo, đã chia sẻ rằng, “Ngày Phụ nữ Việt Nam vốn ra đời để đánh dấu ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, và sớm trở thành ngày để tôn vinh và tri ân phụ nữ Việt”.
“Cùng với việc các chủ đề thảo luận về bình đẳng giới ngày càng phổ biến, những ngày như vầy biến thành một dịp mà các chuẩn mực giới, định kiến và phân biệt đối xử được đem ra mổ xẻ rộng rãi, đặc biệt trên mạng xã hội. Tuy nhiên, từ quan sát của tôi và từ những gì được báo cáo trong sách trắng, những cuộc thảo luận này thường xoay quanh việc ai chịu trách nhiệm làm việc nhà hay liệu phụ nữ có nên đòi quà không. Những cuộc thảo luận này cho thấy sự thiếu hiểu biết cơ bản về bình đẳng giới”, Chi nói.
“Vào Ngày Phụ nữ Việt Nam, thay vì chỉ tặng quà hay đề cập đến phụ nữ trên mạng, hãy để phụ nữ có không gian chia sẻ câu chuyện của họ và được lắng nghe. Ngày Phụ nữ Việt Nam là ngày quan trọng, và với tôi, có kiến thức và cơ hội để thảo luận những vấn đề này là một đặc quyền. Đối thoại ý nghĩa và hiểu biết là điều cần thiết để chúng ta có thể biến ngày quan trọng này trở nên trọn vẹn hơn”.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024