Thiếu giáo viên trầm trọng nhưng sinh viên sư phạm vẫn thất nghiệp
Thiếu hàng nghìn giáo viên cho năm học mới
Theo thống kê của Bộ GDĐT, tính đến hết năm học 2022 - 2023, cả nước có 1.234.124 giáo viên mầm non và phổ thông, tăng 71.927 người so với năm học 2021 - 2022. Trong đó, khối công lập chiếm 88,57%, ngoài công lập 11,43%.
Hồi tháng 7 năm ngoái, Bộ Chính trị giao bổ sung 65.980 biên chế cho ngành giáo dục, riêng năm học 2022 - 2023 là 27.850 chỉ tiêu. Tuy nhiên, hồi đầu tháng 5.2023, theo Bộ GDĐT, các địa phương mới tuyển được 15.540 giáo viên.
Hiện cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên, tăng thêm 11.308 người thiếu so với năm học 2021 - 2022 (cấp mầm non tăng 7.887 giáo viên, cấp tiểu học tăng 169 người, cấp THCS tăng 1.207, cấp THPT tăng 2.045 người).
Bộ GDĐT chỉ ra nguyên nhân chính dẫn đến việc số giáo viên cấp học mầm non còn thiếu nhiều so với năm học trước, là do số trẻ đến trường năm học 2022 - 2023 tăng thêm 132.245 trẻ (tương đương cần tăng thêm khoảng 5.500 giáo viên).
Thiếu giáo viên, sinh viên sư phạm ra trường vẫn thất nghiệp?
Theo nhiều thầy cô, mặc dù ngôi trường họ đang dạy thiếu giáo viên, nhưng địa phương lại không được giao chỉ tiêu tuyển dụng. Điều này dẫn đến nghịch lí thiếu trầm trọng giáo viên nhưng sinh viên sư phạm ra trường vẫn thất nghiệp.
Trường hợp của anh Nguyễn Phú Lâm (Khánh Hoà) là một điển hình cho việc này. Năm 2020, anh Lâm tốt nghiệp xuất sắc ngành Sư phạm tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế và có nguyện vọng về địa phương để công tác, sinh sống. Tuy nhiên, đến nay, anh vẫn chưa có cơ hội đi dạy tại bất kì trường học nào trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà và hiện đi dạy thêm ở 1 trung tâm ngoại ngữ.
"Đợi mãi, địa phương không tổ chức tuyển dụng giáo viên mới, tôi đã đi đến các trường THPT, THCS để xin dạy hợp đồng. Nhưng thầy, cô hiệu trưởng đều có chung một câu trả lời, nhà trường không có nhu cầu tuyển dụng" - anh Lâm chia sẻ.
Trước thềm năm học mới, Bộ GDĐT yêu cầu các địa phương tiếp tục rà soát số lượng chỉ tiêu biên chế và số lượng giáo viên hiện có của các địa phương để bổ sung biên chế ngành giáo dục năm học 2023 - 2024.
Bộ cũng yêu cầu các địa phương tổ chức tuyển dụng hết số biên chế giáo viên đã được giao bảo đảm số lượng và chất lượng (ưu tiên tuyển giáo viên mầm non, tiểu học còn thiếu); sắp xếp, điều tiết giáo viên mầm non, phổ thông giữa các cơ sở, khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ.
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024