Tìm hiểu chương trình quốc tế (P1)
Chương trình AP (Advanced Placement) còn được biết đến với tên gọi Việt hóa là chương trình xếp lớp nâng cao và hiện được dạy khá phổ biến tại các trường trung học quốc tế
1. Tìm hiểu về chương trình AP
1.1. Chương trình AP là gì?
Advanced Placement là chương trình được sáng lập bởi College Board và đã tồn tại từ giữa những năm 50 cho đến nay. Các môn học AP được giảng dạy chủ yếu tại các trường trung học ở Mỹ và Canada, được biết đến là chương trình giúp học sinh nhập môn và tìm hiểu sâu hơn về các môn học liên quan đến tín chỉ đại học.
Thông thường, chương trình Advanced Placement có tổng cộng khoảng 38 khóa học thuộc 7 môn chính. Tại Việt Nam, các đơn vị được cấp phép triển khai chương trình học AP sẽ đưa ra những quy định riêng về tổng số môn học AP và số lượng môn học sinh bắt buộc hoàn thành. Dựa trên yêu cầu đó, cùng với mục tiêu về trường đại học trong tầm ngắm, học sinh sẽ lựa chọn các môn học phù hợp.
1.2. Chương trình AP dành cho ai?
Chương trình xếp lớp nâng cao AP thường được tổ chức cho học sinh trung học Lớp 11 và Lớp 12. Cũng có một số trường cho phép học sinh Lớp 10 có năng lực học tập tốt tham gia chương trình này. Chương trình đặc biệt có ý nghĩa đối với học sinh muốn trải nghiệm giáo dục đại học Mỹ hay Canada từ sớm hay những học sinh muốn rút ngắn thời gian học đại cương ở bậc đại học. Hàng năm, có đến 2,7 triệu học sinh trên khắp thế giới (trong đó có Việt Nam) đăng ký tham gia học và làm bài kiểm tra chương trình AP.
1.3. Đâu là những tiêu chuẩn đánh giá của Chương trình AP?
Tiêu chuẩn đánh giá AP của một trường dạy AP dựa trên nhiều yếu tố. Một trường đủ tiêu chuẩn để giảng dạy chương trình xếp lớp nâng cao phải thỏa mãn các điều sau:
- Được thông qua các quy định kiểm định nghiêm ngặt của Tổ chức College Board và được tổ chức này cấp phép giảng dạy
- Sở hữu đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản và có năng lực để giảng dạy chương trình quốc tế
- Có đầy đủ trang thiết bị học tập để học sinh sử dụng trong việc nghiên cứu, làm thí nghiệm, sáng tạo,…
- Thiết kế môn học theo đúng tiêu chuẩn của College Board và cung cấp học sinh một lộ trình học chi tiết từ Lớp 11 đến Lớp 12
Với những tiêu chuẩn đánh giá AP kể trên, phụ huynh có thể lựa chọn một trường được kiểm định và công nhận để đảm bảo quá trình học AP của học sinh diễn ra suôn sẻ. Những tiêu chuẩn này cũng tương tự như những tiêu chuẩn đánh giá một trường dạy chương trình A-level đạt chuẩn.
2. Những lợi ích học tập AP học sinh cần biết
Có thể nói, chương trình AP trở nên phổ biến nhờ những lợi ích to lớn mà chương trình mang lại cho người học. Tại Mỹ hay Canada, hầu như trường trung học nào cũng cung cấp các khóa học AP cho học sinh, phần lớn là giúp các em nâng cao tỉ lệ đậu đại học. Dưới đây là những lợi ích học tập AP mà một học sinh Việt Nam có thể nhận được.
- Chuẩn bị cho lộ trình du học: Đối với học sinh mong muốn du học ở Mỹ hay Canada, việc học các môn AP tại Việt Nam từ cấp 3 giúp các bạn dễ “lọt vào mắt xanh” của hội đồng xét tuyển, đặc biệt là các trường nằm trong nhóm Ivy League.
- Tiết kiệm thời gian học đại học: Ở một số trường đại học, nhà trường cho phép sinh viên đã tham gia chương trình AP trước đó có thể giảm thiểu các tín chỉ tương đương, giúp các bạn tiết kiệm phần lớn thời gian học đại cương ở năm đầu.
- Cạnh tranh suất học bổng: Học AP cũng là một điểm cộng giúp các bạn có lợi thế trong việc canh trạnh các suất học bổng du học tại các trường đại học lớn. Lý do là vì thông qua AP, các bạn đã phần nào thể hiện năng lực học thuật xuất sắc, cùng khả năng nghiên cứu, phân tích, suy luận tốt như một sinh viên đại học.
- Chuẩn bị sớm cho việc nghiên cứu chuyên sâu: Các môn học AP sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức chuyên ngành từ cơ bản đến nâng cao. Học chương trình này từ cấp 3 sẽ là bàn đạp để các bạn theo kịp chương trình học ở bậc đại học và nghiên cứu kỹ hơn về chuyên ngành mình quan tâm.
3. Các môn học AP phổ biến
Tại các trường trung học nói chung và ở Việt Nam nói riêng, chương trình AP được tổ chức với nhiều môn học khác nhau, chủ yếu xoay quanh những lĩnh vực phổ biến và quen thuộc. Các môn học AP cơ bản bao gồm:
|
|
Từ những môn cơ bản này, các trường sẽ triển khai ra nhiều khóa học khác nhau để cung cấp cho học sinh. Một số môn học AP phổ biến có thể kể đến như: AP Kinh tế vi mô, AP Kinh tế vĩ mô, AP Tâm lý học, AP Khoa học máy tính, AP Thiết kế 2D, AP Capstone, AP Khoa học xã hội, AP Ngôn ngữ và văn hóa thế giới,…
Có thể thấy, những môn học kể trên đều rất gần gũi với sinh viên đại học. Từ đó, chúng ta có thể kết luận rằng chương trình AP là một chương trình tiên tiến, hiện đại hỗ trợ học sinh rất nhiều trong việc rút ngắn thời gian chinh phục cánh cổng đại học.
4. Kỳ thi AP
Hàng năm, Tổ chức College Board sẽ tổ chức kỳ thi AP vào tháng 5, mỗi năm tổ chức 1 lần. Kỳ thi sẽ kéo dài trong vòng 2 tuần với lịch thi được phân bổ phù hợp. Học sinh sẽ nhận kết quả kỳ thi sau 2 tháng.
Một bài thi AP có thể được tổ chức theo hai dạng chính, bao gồm trắc nghiệm và tự luận. Mỗi môn thi sẽ kéo dài khoảng 2 đến 3 tiếng. Ngoài ra, với môn số môn học có tính đặc thù, học sinh sẽ làm bài thi dưới dạng phỏng vấn hoặc thuyết trình. Nội dung bài thi thường liên quan đến kiến thức đã học và khả năng phân tích, đánh giá và ứng dụng của học sinh.
Học sinh cần lưu ý rằng không phải trường học nào cung cấp chương trình AP cũng được tổ chức kỳ thi cho chương trình này. Tổ chức College Board sẽ là đơn vị cấp quyền chính thức cho các trường đạt đủ tiêu chuẩn để tổ chức kỳ thi AP. Đối với các đơn vị không đủ điều kiện, học sinh được sắp xếp sang các trường trong nước hoặc nước lân cận để hoàn thành kỳ thi.
Kết quả thi của học sinh sẽ được đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 5, trong đó, 5 là điểm tuyệt đối, 4 là rất đạt yêu cầu, 3 là vừa đủ, 2 là gần đạt và 1 là không đạt yêu cầu. Ngoài điểm kiểm tra này, học sinh tại một số trường còn được yêu cầu làm bài kiểm tra trong năm học đối với từng môn học AP. Cộng cả 2 điểm thi này, nhà trường, giáo viên, học sinh và gia đình có thể đánh giá được năng lực học thuật thực tế và mức độ sẵn sàng của học sinh trước khi bước vào đại học.
Tại Việt Nam, có rất nhiều trường học nổi tiếng đã và đang triển khai chương trình luyện AP hoặc các khóa luyện thi AP ngắn hạn, điển hình như Hệ thống Trường Tây Úc (WASS) – đơn vị chủ quản của Hệ thống Trường Sydney (SISS). Dự kiến trong những năm học tới, dựa trên kinh nghiệm kế thừa từ Tây Úc, SISS cũng sẽ tổ chức chương trình AP dành cho học sinh có nguyện vọng theo học chương trình này.
Tóm lại, chương trình AP mang lại lợi thế rất lớn cho học sinh, đặc biệt là với những bạn có mong muốn đi du học ở Mỹ hay Canada trong tương lai.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024