Tìm hiểu về chương trình giáo dục của bang New South Wales (Australia)
Tại Úc, mỗi tiểu bang sẽ có một chương trình giáo dục riêng với định hướng, mục tiêu và yêu cầu đầu ra không giống nhau. Tuy nhiên, các chương trình đó sẽ phải tuân theo các tiêu chuẩn trong Khung Giáo dục chung của Úc (Australian Curriculum) và phải được thông qua các quy định kiểm duyệt nghiêm ngặt của các cơ quan thẩm quyền, tổ chức giáo dục uy tín tại Úc.
1. Các giai đoạn trong chương trình New South Wales
Học sinh tại Hệ thống Trường Sydney (SISS) được trao quyền tiếp cận chương trình học ưu việt từ Bang New South Wales – một trong những tiểu bang lâu đời với nền giáo dục hiện đại tại nước Úc. Tại New South Wales, chương trình giáo dục phổ thông được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Ở mỗi giai đoạn, các nhà giáo dục sẽ phác thảo những mục đích, yêu cầu về kỹ năng và kiến thức cần thiết mà học sinh cần đạt được. Các giai đoạn đó bao gồm:
- Giai đoạn Mầm non: Dự bị Tiểu học
- Giai đoạn 1: Lớp 1 và 2
- Giai đoạn 2: Lớp 3 và 4
- Giai đoạn 3: Lớp 5 và 6
- Giai đoạn 4: Lớp 7 và 8
- Giai đoạn 5: Lớp 9 và 10
- Giai đoạn 6: Lớp 11 và 12
Theo đó, cấp Tiểu học (Primary) sẽ học dàn trải ở Giai đoạn Mầm non, 1, 2 và 3. Các Giai đoạn còn lại sẽ thuộc cấp Trung học (Secondary). Học sinh sau khi hoàn thành chương trình Lớp 11 và 12 sẽ được cấp bằng Higher School Certificate (HSC) có giá trị và được công nhận trên toàn thế giới. Với tấm bằng HSC cộng với kiến thức tích lũy được từ bậc phổ thông, học sinh chương trình New South Wales có đủ năng lực để ghi danh vào bất kỳ trường đại học nào trên thế giới.
2. Điểm khác biệt trong chương trình New South Wales
Chương trình Bang New South Wales tập trung đào tạo về công nghệ số (digital technology), giáo dục hạnh phúc (well-being), sức khỏe tinh thần và giáo dục bảo vệ trẻ em.
1.1. Công nghệ số
Ở Úc, STEM là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng rất mạnh và cũng là ngành thiếu nhân lực chuyên môn cao ở mức báo động. Trong những năm gần đây, Chính phủ Úc đầu tư mạnh vào giáo dục STEM ở nhiều bậc học để đáp ứng xu hướng phát triển tất yếu của thị trường toàn cầu và của nước Úc nói riêng. Chiến lược Chuyển đổi số của Úc được xây dựng dựa trên 4 yếu tố: “Con người – Dịch vụ – Tài sản số và Môi trường tạo điều kiện phát triển”. Mỗi bang ở Úc sẽ dựa theo chiến lược đó cũng như nhu cầu thực tế mà xây dựng định hướng giáo dục phù hợp.
Riêng ở New South Wales, công nghệ số là chiến lược phát triển và là mục tiêu giảng dạy của các trường học nơi đây. Chương trình K-6 đã tập trung bổ sung cho học sinh những kiến thức và kỹ năng quan trọng về Công nghệ số. Học sinh được tiếp cận kỹ năng lập trình, kỹ năng kỹ thuật số và các kỹ năng máy tính khác từ rất sớm. Điều đó nhằm mục đích giúp học sinh sẽ có một nền tảng đủ vững để theo đuổi sự sáng tạo, sự đổi mới trong Công nghệ.
Tại SISS, học sinh được định hướng trở thành những công dân số trong tương lai – Future Digital Citizens. SISS hướng đến mục tiêu giúp học sinh trở thành những công dân kỹ thuật số có trách nhiệm và phát triển mạnh mẽ trong thế giới công nghệ đang biến đổi nhanh chóng.
1.2. Phát triển Cá nhân, Sức khỏe và Giáo dục Thể chất (PDHPE)
Tại New South Wales, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để tổ chức những chương trình cũng như có những biện pháp để can thiệp kịp thời vào sức khỏe tinh thần của học sinh ở mọi độ tuổi.
Tại Việt Nam, các chương trình hướng dẫn trẻ em tự bảo vệ bản thân, khám phá bản thân và trưởng thành đúng cách tuy đã dc quan tâm từ vài thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, việc dạy nó một cách bài bản, khoa học, đồng bộ và xuyên suốt cũng như cởi mở, tâm lý và tích cực thì chưa nhiều vì vẫn nặng về lý thuyết và né tránh những vấn đề thực tế.
Học sinh tại New South Wales sẽ tham gia vào các chủ đề theo từng lứa tuổi về các mối quan hệ xung quanh, cách bảo vệ bản thân trong các tình huống không an toàn và cách xử lý đối với các vấn đề xảy ra như bạo hành, bạo lực học đường… Đề từ đó, học sinh học cách hình thành và duy trì các mối quan hệ thông qua phát triển các kỹ năng giao tiếp, giải quyết xung đột và các cách đối diện với những thay đổi trong các mối quan hệ xung quanh.
Không chỉ có học sinh, cả giáo viên, ba mẹ hay bất kỳ người lớn nào ở Bang New South Wales cũng thường xuyên tham gia các chương trình về giáo dục bảo vệ trẻ em. Điều này hướng đến mục đích việc bảo vệ trẻ em được thực hiện dưới một quy mô rộng lớn, từ gia đình, trường lớp cho đến cộng đồng. Cả xã hội đều chung tay để có những hành động bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của trẻ em cả thể chất lẫn tinh thần.
Child Protection tại New South Wales sẽ được chia ra giảng dạy theo các giai đoạn:
- Early Stage 1: Keeping myself safe
- Stage 1: Staying safe; Strengths and strategies for safety
- Stage 2: My right to be safe; Standing up for the rights of myself and others
- Stage 3: Safe and unsafe relationships; Power to protect
- Stage 4: Establishing and maintaining respectful relationships online and offline; Using my personal power positively
- Stage 5: Setting and respecting boundaries in relationships; The impact of power and identity on relationships
Mang chương trình New South Wales về Việt Nam giảng dạy, SISS hy vọng sẽ là nơi để các em có thể tiếp cận chương trình giáo dục hàng đầu tại Úc cũng như thụ hưởng những giá trị mà chương trình này mang lại.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024