Từ ngữ cấm kỵ, người khuyết tật và những cộng đồng bên lề xã hội
Việc sử dụng ngôn ngữ thường là những nỗ lực tiên quyết nhằm gia tăng sự chấp nhận của cộng đồng với người khuyết tật trong bối cảnh phát triển của các phương tiện truyền thông xã hội và giới hạn của ngôn ngữ đã có những thay đổi nhanh chóng trong thời đại số.
Đóng góp một chương về người khuyết tật và sức mạnh của những ngôn từ cấm kỵ trong cuốn sách hướng dẫn của nhà xuất bản Palgrave về giao tiếp và người khuyết tật, GS. Joanne Arciuli và đồng tác giả là GS. Tom Shakespeare đã tìm hiểu tại sao một số từ ngữ cấm kỵ nhất định vẫn tiếp tục được sử dụng trong cộng đồng theo hướng tích cực, đồng thời xem xét các cuộc biểu tình của người dân về việc nâng cao nhận thức và ngăn cản các cá nhân trong việc sử dụng những ngôn từ gây tổn thương cho người khác.
Chương sách đã giải thích tại sao một số người ủng hộ và người khuyết tật lựa chọn sử dụng những từ ngữ mang tính cấm kỵ như một cách tự ủy quyền của bản thân, trong khi những người khác lại có mong muốn một số từ ngữ biến mất khỏi hệ thống ngôn ngữ hằng ngày nhằm giảm bớt những hành vi, tính chất tiêu cực trong xã hội.
Tại Anh, một nghiên cứu năm 2016 của Ofcom đã khảo sát 248 người về các từ ngữ cấm kỵ, từ ngữ mang tính chất xúc phạm người khác nhằm xác định những thuật ngữ nào được xem là mang tính công kích, tấn công người khác nhất. Nghiên cứu của Ofcom đã đưa ra khuyến nghị rằng sức khỏe tinh thần và các từ ngữ cấm kỵ liên quan tới người khuyết tật có thể được phân loại dựa trên mức độ tấn công người khác của nó.
Sự khác biệt trong ngôn ngữ được mọi người chấp nhận giữa các quốc gia như Anh, Mỹ nhấn mạnh một cách rõ ràng thái độ đa dạng của xã hội đối với những phần khác nhau của thế giới. Gần đây, cụm từ hashtag#CripTheVoice trên Twitter đã được sử dụng một cách tích cực bởi những người khuyết tật ở Mỹ nhằm nhấn mạnh những vấn đề có ảnh hưởng tới người khuyết tật trong các chiến dịch bầu cử.
GS. Joanne Arciuli cho biết có một chu trình trong đó từ ngữ liên quan tới những người khuyết tật đã được đặt ra, và chu trình này ngược lại có thể sẽ được ứng dụng như sự lăng mạ đối với họ. Điều này cho thấy vấn đề nằm ở thái độ cùa xã hội đối với những điều kiện đằng sau đó hơn là ở từ ngữ đặc trưng sử dụng nhằm gọi tên điều kiện đó. GS. Arciuli cũng cho rằng các bằng chứng khoa học hiện nay đều cho thấy não bộ có thể xử lý những từ ngữ cấm kỵ theo một cách khác biệt so với việc xử lý các từ ngữ thông thường, do đó chúng cộng hưởng một cách mạnh mẽ, cho dù là theo hướng tích cực hay tiêu cực.
Ngôn ngữ thay đổi và ngôn từ cấm kỵ cũng thay dổi theo. Về mặt lịch sử, nhiều người khuyết tật đã bị bỏ qua, đối xử không công bằng hoặc không được tôn trọng. Chúng ta vẫn đang nỗ lực đưa ra các hành động cần thiết nhằm hướng tới một tương lai tươi sáng hơn cho người khuyết tật theo Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật. Bên cạnh đó, các thuật ngữ liên quan tới đối tượng này sẽ được sử dụng nhằm gia tăng sự chấp nhận của xã hội đối với những người khuyết tật.
Phạm vi giữa những gì có thể chấp nhận được với những gì mang tính kỳ thị, gây tổn thương đang có sự thay đổi nhanh chóng. Người khuyết tật vẫn đang là nhóm người bên lề của xã hội, nằm ngoài rất nhiều các cộng đồng dân cư. Điểm chính của chương sách này chính là việc giáo dục người dân không có thái độ tiêu cực đối với sự khác biệt nhằm hướng tới việc không còn ai bị coi là người ngoài cuộc nữa.
GS. Tom Shakespeare, đồng tác giả của chương sách, đã viết trong phần nội dung rằng mình có tầm vóc nhỏ bé và đã trải nghiệm rất nhiều ngôn từ xúc phạm về chứng thấp lùn. GS. Shakespeare cho biết nhiều người có thể nói rằng thái độ của họ làm chúng ta tổn thương hơn là ngôn từ mà họ sử dụng, tuy nhiên,thực tế chính là thông qua ngôn từ chúng ta sẽ nhận ra được thái độ của người khác.
Các tác giả đã đưa ra kết luận rằng trao quyền cho những người khuyết tật thông qua việc tham gia các hoạt động của cộng đồng cũng như việc tuyển dụng, bao gồm những vai trò có tính ảnh hưởng, khuyến khích hiểu biết và sự tôn trọng đối với người khuyết tật chính là một bước đi tích cực đối với một xã hội trong đó tất cả mọi người đều được tham gia đầy đủ vào đời sống xã hội và hưởng tất cả lợi ích và cơ hội trong xã hội này (inclusive society)
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024