Vai trò và lợi ích của không gian học tập phi chính thức trong thiết kế trường học
Các trường học ở Việt Nam hiện nay, đa số được thiết kế theo các quy định trong hệ thống văn bản Tiêu chuẩn thiết kế cho các cấp học và cơ sở giáo dục được dựa vào hai tiêu chuẩn sau: TCVN 8793:2011 cho TH và TCVN 8794:2011 cho cả THCS và THPT. Nhìn chung, cả hai tiêu chuẩn này, việc thực hiện áp dụng luôn được kèm theo các hướng dẫn khác như các Thông tư, Quyết định của các Bộ, Ngành, Cơ quan liên quan như Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC)…Hiện tại chỉ thiếu Tiêu chuẩn thiết kế đối với các mô hình trường không mấy phổ biến như Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng, Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp – hướng nghiệp và một số loại trường chuyên biệt khác (bao gồm: trường Phổ thông chuyên, Phổ thông dân tộc nội trú – bán trú, Trường dành cho người khuyết tật, Trường năng khiếu nghệ thuật – thể thao).
Tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành bao gồm 7 nội dung cơ bản: Phạm vi áp dụng; tài liệu viện dẫn; quy định chung; yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng; nội dung công trình và yêu cầu giải pháp thiết kế kiến trúc; yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật và yêu cầu về công tác hoàn thiện. Các tiêu chuẩn thiết kế đã bao quát được hầu hết các hạng mục, công trình đặc thù cũng như sự khác biệt về dây chuyền công năng của từng loại hình trường học, tuy nhiên các tiêu chuẩn này vẫn tập trung vào việc quy định chỉ tiêu đất tính trên đầu học sinh, sinh viên cũng như tầng cao khống chế đối với các hạng mục trong khuôn viên trường, chủ yếu dựa trên định tính, thiếu những nghiên cứu khoa học.
Ngoài hệ thống Tiêu chuẩn thiết kế, còn có những quy định về chuẩn cơ sở vật chất trường học như: Quy định về trường chuẩn Quốc gia, Điều lệ trường học các cấp, Quy định về vệ sinh học đường. Những điểm khác biệt giữa các quy định nói trên thường gây khó khăn cho việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, quy định của Bộ Xây dựng về việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng quốc tế vào hoạt động xây dựng ở Việt Nam mới chỉ khả thi đối với các trường thuộc khối tư thục. Các tiêu chuẩn hiện hành còn chưa đề cập đến những tiêu chuẩn mang tính nâng cao như Trường học xanh, Trường học mở, hay những tiêu chuẩn mang tính cộng đồng – xã hội như yêu cầu đảm bảo giáo dục hòa nhập cho các học sinh bị khuyết tật.
Ngành giáo dục trong nước và quốc tế đã có nhiều cuộc cải cách về nội dung, niên chế, chương trình cũng như mô hình giáo dục, trong khi đó hệ thống tiêu chuẩn thiết kế trường học vẫn chưa bắt kịp với những xu hướng thay đổi đó. Do các tiêu chuẩn thiết kế mang tính sửa đổi và công tác rà soát để điều chỉnh lại không được tiến hành thường xuyên nên các tiêu chuẩn thiết kế của các trường học chưa cập nhật để đáp ứng nhiều nội dung chức năng mới của nhà trường.
Các nước phát triển quan niệm, thiết kế trường học sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, chất lượng giáo dục. Chính vì thế mục tiêu chất lượng học tập như thế nào sẽ đưa ra yêu cầu thiết kế không gian học tập để đáp ứng mục tiêu đó. Và thực tế cho thấy, một thiết kế trường học tốt/ hiệu quả, sẽ tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có nhiều các hoạt động giáo dục đa dạng trong khuôn viên trường. Điều này trực tiếp tác động đến kết quả học của học sinh về kiến thức và kỹ năng, do đó tác động tích cực lên thành quả giáo dục chung.
Các nước ngày càng phổ biến với quan niệm tương lai của các cơ sở giáo dục là nhằm tạo ra các không gian để bất cứ đâu học sinh cũng học được. Quan niệm “giáo dục” chỉ diễn ra trong lớp học là quan niệm lạc hậu. Những nghiên cứu cho thấy rằng “giáo dục” có thể diễn ra bất cứ đâu đang là hướng đi đúng đắn của giáo dục trong tương lai, và các cơ sở giáo dục cần được thiết kế theo hướng đó. Trên thực tế tại Việt Nam đã có những trường được thiết kế và xây dựng theo xu hướng này (trường tư và trường quốc tế).
Nghệ thuật và sự thành công trong thiết kế trường học không chỉ nằm ở chỗ phòng học chức năng được tạo nên như thế nào mà còn ở chỗ thiết kế trường học có thể tạo ra một loạt các lựa chọn/công cụ giáo dục cho giáo viên và học sinh trong môi trường và không gian trường học. Có nghĩa là việc học có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong khuôn viên trường học. Ở mỗi không gian trong trường học, học sinh đều có thể học được các môn học hay chủ để khác nhau, hay tăng cường các kỹ năng khác. Chính vì thế, thiết kế không gian học (learning space design) có vai trò quyết định đối với chất lượng giáo dục, vì những lý do sau:
- Lớp học được thiết kế như thế nào sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.
- Những yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất như: Thiếu sáng, tiếng ồn, chất lượng không khí kém, thiếu hệ thống điều hòa không khí – có thể làm giảm kết quả học tập.
- Những biểu tượng trong lớp học như: Các vật dụng, các trang trí cũng ảnh hưởng đến kết quả học của học sinh
- Đã có nhiều nghiên cứu và bằng chứng chứng minh thiết kế lớp học có thể tối đa hóa thành quả giáo dục học sinh.
Ngày nay, ở nhiều nước không còn gọi là “thiết kế trường học”, thay vào đó, họ gọi là: Thiết kế không gian học tập (Space to learn); Thiết kế môi trường học tập (Design the learning environment); Thiết kế không gian học tập để việc dạy và học hiệu quả (Design learning space for effective learning/teaching); Kiến trúc không gian dạy và học (Teaching and learning space architecture).
Các nguyên tắc thiết kế ở các nước đều có các mục tiêu chung, tương tự nhau: Không gian học tập phải có khả năng thúc đẩy và tạo động lực học người học, tạo các không gian để học sinh có các hoạt động khác nhau nhằm thúc đẩy việc học qua các hoạt động, có không gian để học sinh hợp tác và có thể tiến hành các hoạt động chính thức, tạo một môi trường cá nhân hóa (học sinh có không gian riêng) và một môi trường học tập không phân biệt. Và cuối cùng là không gian học tập cần thiết kế linh hoạt để sau này có thể thay đổi khi nhu cầu thay đổi.
Với quan niệm, một cơ sở giáo dục đầu tư tốn kém, cho nên đây phải là một cơ sở hay nguồn lực lâu dài, chính vì thế, mỗi cơ sở giáo dục khi thiết kế cần đáp ứng các nguyên tắc chính sau:
- Linh hoạt: Có thể đáp ứng được phương pháp giáo dục hiện tại và sự phát triển về sau.
- Hướng tới tương lai: Cho phép nâng cấp/ cấu trúc lại không gian trong tương lai.
- Táo bạo: Nhìn xa và rộng hơn các công nghệ/ giáo trình giảng dạy đã và đang sử dụng để thiết kế không gian học tập có thể sử dụng lâu dài.
- Sáng tạo: Không gian khuyến khích và tạo động lực cho người học và người dạy.
- Hỗ trợ: Giúp phát triển tiềm năng của tất cả người học.
- Đa năng: Các không gian trong trường học đều có thể trợ giúp các mục đích khác nhau.
Các thiết kế ngày nay đều hướng đến tối ưu hóa không gian học tập và môi trường học tập ở các trường học bằng cách tận dụng tất cả các không gian trong trường. Không gian ngoài lớp học ngày càng có vài trò quan trọng. Theo đánh giá và nghiên cứu của Wilson Architects với rất nhiều trường học và trường học ở Úc, không gian ngoài lớp học đã thay đổi cách học của học sinh và cách dạy của giáo viên làm cho họ hứng thú hơn và do đó hiệu quả hơn rất nhiều. Không gian ngoài lớp học cũng làm tăng cường thêm mối quan hệ và hợp tác tích cực và thân thiện giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh. Nói tóm lại, học sinh tìm thấy một môi trường học ấm cúng, thân thiện và thoải mái như ở nhà từ chính các không gian ngoài lớp học.
Không gian học phi chính thức (KGHPCT)
Các nhà giáo dục trên thế giới hiện nay quan niệm rằng mọi không gian trong trường học cần được thiết kế là không gian để học kiến thức hay kỹ năng nào đó. Chính vì thế, mọi không gian trong trường học cần được thiết kế và tận dụng để đáp ứng nhu cầu học tập, giao tiếp xã hội, thư giãn, giải trí của học sinh.
Thiết kế không gian trường học ở các nước thường chia ra thành không gian học chính thức (formal learning space) – không gian trong lớp học và không gian học phi chính thức (informal learning space) là tất cả các không gian khác trong trường. Không gian học tập ngoài lớp học được coi là không gian học phi chính thức (Informal learning spaces). Một số nơi gọi đây là không gian xã hội trong trường học (Social Space in schools) hay không gian ngoài lớp học. Dù với tên gọi nào, các không gian này đều được chia ra làm không gian trong nhà và không gian ngoài trời, và là những khu vực mà học sinh có thể gặp gỡ, ăn uống, thư giãn, nghỉ ngơi, học hoặc có các hoạt động giải trí vui chơi tự do theo ý thích cá nhân. Giáo viên cũng có thể sử dụng các không gian này để tổ chức các hoạt động dạy học.
Tour tham quan thư viện Đại học Queensland
Với mục tiêu giáo dục đa dạng và toàn diện, KGHPCT ngày càng được chú trọng trong thiết kế trường học ở các nước. Những không gian này được thiết kế phù hợp với cảnh quan và không gian giáo dục trong trường để đáp ứng các mục tiêu giáo dục của nhà trường và đảm bảo tính kết nối với cộng đồng. Những KGHPCT được thiết kế để khuyến khích giao lưu và tương tác xã hội và được đánh giá là có tác động tích cực lên việc học của học sinh.
KGHPCT được thiết kế đa dạng và sáng tạo, tạo ra một môi trường thoải mái cho học sinh, có đệm, có ghế ngồi, hay có những góc riêng để học sinh có thể học bài, hoặc muốn trốn tách ra khỏi không gian chung xung quanh. Vì thế những không gian này được thiết kế vừa đáp ứng các yêu cầu hoạt động chung, nhóm, nhưng cũng đáp ứng những nhu cầu cá nhân của học sinh.
KGHPCT có chỗ để học sinh có thể trao đối nhóm, giao tiếp với bạn bè, nhưng cũng cần có những không gian riêng tư, cá nhân để học sinh có thể làm những gì mình thích ngoài lớp học, sau giờ học.
Thiết kế các không gian cần phải theo mục tiêu và nội dung học tập, chứ không chỉ đơn thuần là xây dựng cơ sở vật chất hay cơ sở giáo dục. Mỗi không gian sẽ có một mục đích cho việc học hay xây dựng kỹ năng cho học sinh. Tựu chung, mọi không gian trong trường cần được tận dụng và khai thác và thiết kế phù hợp với mục tiêu dạy và học kiến thức và kỹ năng đa dạng.
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024