Vì sao nhiệm vụ đặt hàng đào tạo giáo viên gặp khó?
Địa phương lúng túng
Tại Thanh Hoá, cho đến ngày 1.8.2023, UBND tỉnh này mới giao nhiệm vụ, chỉ tiêu đào tạo giáo viên sư phạm cho Đại học Hồng Đức và Đại học Văn hóa - Thể thao - Du lịch (VHTTDL) với tổng số lượng là 200, quá ít so với con số 10.000 giáo viên đang thiếu ở Thanh Hoá. Thậm chí chỉ bằng 1/5 chỉ tiêu các năm trước.
Khi nghị định có hiệu lực, năm 2021, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo. Theo đó, tổng số sinh viên được tuyển theo nghị định năm 2021 là 1.412, trong đó Đại học Hồng Đức là 1.128, Đại học VHTT-DL là 284. Tổng số kinh phí cần có cho học kỳ I/2021 là: 24,3 tỉ đồng.
Năm 2022, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng ra quyết định giao nhiệm vụ cho 2 trường, Đại học Hồng Đức là 1.160, Đại học VHTTDL là 373. Kinh phí thực hiện cần có cho học kỳ II năm học 2021 - 2022 là gần 36,5 tỉ đồng cộng với kinh phí cần có cho học kỳ I/2022 với 1.533 sinh viên mới là gần 50,8 tỉ đồng. Như vậy, tổng nhu cầu kinh phí năm 2022 là 87,2 tỉ đồng.
Năm 2023, UBND tỉnh dự toán giao nhiệm vụ tuyển sinh bằng năm 2022 là 1.533 chỉ tiêu. Theo đó, số kinh phí cộng dồn của cả năm 2021, 2022 chưa được bố trí và học kỳ I/2023 sẽ lên đến gần 166,5 tỉ đồng.
Vấn đề ở chỗ, số tiền “đặt hàng” giáo viên lại chưa rõ nguồn chi trả. Từ năm 2022, UBND tỉnh Thanh Hóa đã nhiều lần có văn bản báo cáo Bộ GDĐT và Bộ Tài chính đề xuất bố trí kinh phí cấp bù cho các năm 2021, 2022 và cho năm 2023 nhưng vẫn không có câu trả lời từ Bộ Tài chính. Đó là lý do Thanh Hoá vẫn tiếp tục thực hiện Nghị định 161 nhưng ở dạng… nhỏ giọt.
Tình cảnh giống Thanh Hoá diễn ra ở nhiều địa phương. Đơn cử, UBND tỉnh Hoà Bình đã phải gửi văn bản lên các cơ quan chức năng nếu rõ một số khó khăn và vướng mắc khi triển khai Nghị định số 116. Từ đó Hoà Bình xin không áp dụng 161 và kiến nghị “Bộ GDĐT phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể về biên chế giáo viên, nguồn kinh phí thực hiện, hoặc đấu thầu để tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Nghị định 116”.
Cần tháo những “điểm nghẽn”
Bên cạnh vấn đề kinh phí nói trên, Nghị định 161 còn một số điểm nghẽn. Báo cáo giám sát của Quốc hội công bố tháng 7.2023 nêu: “Đặt hàng” giáo viên theo Nghị định số 116 cho phép đào tạo giáo viên theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu, nhưng qua giám sát từ thực tế của đại biểu Quốc hội cho thấy chưa thực sự hiệu quả.
Đại diện nhiều sở GDĐT cho biết, khó triển khai việc đặt hàng đào tạo giáo viên, bởi lẽ sau khi đặt hàng, sinh viên có thể không về công tác tại địa phương, trong khi ngân sách địa phương hàng năm phải chi trả tiền số tiền này.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương nêu: “Tính đến hiện tại, có rất ít địa phương trên cả nước đã triển khai thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ đặt hàng hoặc đấu thầu với cơ sở đào tạo giáo viên, mặc dù Nghị định 116 đã ra đời được gần 3 năm”.
Theo Nghị định 116, nếu sinh viên tốt nghiệp và không công tác trong ngành sẽ phải bồi hoàn chi phí đào tạo. Nếu sinh viên không trúng tuyển kỳ thi viên chức thì có phải bồi hoàn chi phí hay không. Nếu không phải bồi hoàn thì sẽ dẫn đến trường hợp người thi sẽ cố tình thi trượt để né việc bồi hoàn. Nghị định 116 thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cũng như phát triển đất nước. Thế nhưng nếu những “điểm nghẽn” trong Nghị định không được tháo gỡ thì một chính sách nhân văn, đúng chủ trương đang đứng trước nguy cơ thất bại.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024