Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư vào năng lượng xanh hơn để cải thiện chất lượng không khí
Báo cáo Chỉ số chất lượng không khí thế giới mới nhất quan ngại sâu sắc về ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Báo cáo cung cấp thông tin về chất lượng không khí ở 131 quốc gia và 7.323 thành phố trên khắp thế giới tính đến cuối năm 2022.
Nhìn chung, dựa trên nồng độ bụi mịn (PM2.5) trong không khí, Việt Nam hiện bị xếp hạng là quốc gia ô nhiễm thứ 30 trên thế giới, ngay dưới Lào. Việt Nam cũng đứng dưới Indonesia và Trung Quốc lần lượt là bốn và năm bậc. Năm 2022, mức ô nhiễm không khí của Việt Nam vượt ngưỡng an toàn do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất khoảng từ năm đến bảy lần.
Thêm vào đó, với chỉ số chất lượng không khí 40,1, ô nhiễm không khí ở Hà Nội cao hơn mười lần so với hướng dẫn của WHO. Chất lượng không khí kém trên toàn cầu ước tính là nguyên nhân dẫn đến sáu triệu ca tử vong và 93 tỉ ngày sống trong bệnh tật hằng năm.
“Điều đáng ngạc nhiên là khoảng cách chất lượng không khí lớn giữa Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng”, Giáo sư Baulch cho biết.
Ông chỉ ra rằng hầu hết mọi người đều cho rằng tình hình ô nhiễm ở TP. Hồ Chí Minh sẽ tệ hơn do sản xuất công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn và dân số đông hơn, “song, trong năm 2022, chỉ số chất lượng không khí của thành phố này là 21,2, tức mức ô nhiễm bằng khoảng một nửa so với Hà Nội”.
“Tuy nhiên, mức ô nhiễm không khí tại TP. Hồ Chí Minh vẫn cao hơn ngưỡng an toàn chỉ ra trong hướng dẫn của WHO ba đến năm lần”, ông nói. “Mức ô nhiễm không khí tại Đà Nẵng cũng cao hơn ngưỡng khuyến nghị ba đến năm lần”.
Giáo sư Baulch nêu ba yếu tố chính có thể đã dẫn đến kết quả xếp hạng này.
Đầu tiên, các ngành công nghiệp nặng, như hóa chất, thép và máy móc, đa phần đặt ở miền Bắc. Ngược lại, miền Nam và miền Trung tập trung nhiều hơn vào các ngành công nghiệp nhẹ và sản phẩm công nghệ cao.
Thứ hai, hỗn hợp sản xuất điện ở miền Bắc phụ thuộc vào than đá nhiều hơn so với miền Nam và Trung, nơi có nhiều năng lượng gió và mặt trời.
Và thứ ba, khí hậu và vị trí địa lý của miền Bắc khiến bụi mịn PM tích tụ nhiều hơn ở miền Trung và Nam. Không khí lạnh khiến bụi mịn PM bị tích tụ lại, đặc biệt ở những vùng như châu thổ sông Hồng, nơi gió yếu hơn các khu vực gần bờ biển hoặc núi non. Vì vậy, chất lượng không khí xấu đi trong những tháng mùa Đông ở miền Bắc.
Nhằm hỗ trợ cải thiện chất lượng không khí trên toàn quốc, Giáo sư Baulch đề xuất cắt giảm tỉ lệ năng lượng từ than đá, hiện chiếm hơn 30%.
“Phần lớn ô nhiễm không khí của Việt Nam xuất phát từ việc phụ thuộc nặng nề vào nguồn điện tạo ra từ than đá. Mặc dù ‘than đá sạch’ có thể không phải là một lựa chọn thực tế, nhưng việc cải tiến các nhà máy nhiệt điện than và điều chỉnh các kế hoạch phát triển công nghiệp nặng khác có thể giảm đáng kể lượng khí thải carbon từ chúng”, ông nói.
Giáo sư Baulch cho biết việc tiến tới tạo ra nhiều năng lượng tái tạo hơn cũng cần được đẩy mạnh. “Dẫu cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam là động thái đáng khen ngợi và hiện đã được đưa vào luật, nhưng cam kết này cần đi đôi với hành động”.
“Mặc dù dự thảo lần thứ tám của Kế hoạch phát triển năng lượng đã tăng tỉ lệ chia sẻ năng lượng tạo ra từ nguồn có thể tái tạo vào năm 2030, biểu giá điện năng lượng mặt trời đã bị tạm dừng, giá năng lượng điện gió đất liền bị cắt giảm và sự phụ thuộc vào các nhà máy điện chạy bằng khí đốt về trung hạn vẫn còn nặng nề.
Giáo sư Baulch cho biết nhu cầu năng lượng của Việt Nam, hiện đang tăng ở mức từ 10% lên 12% hằng năm, cần phải được kiểm soát.
“Thêm các tòa nhà tiết kiệm năng lượng hơn và quy trình sản xuất sạch hơn, sử dụng xe điện nhiều hơn và thêm nhiều hệ thống giao thông công cộng đô thị hơn, cải thiện mạng lưới truyền tải điện, đầu tư và công nghệ lưu trữ sạch, quy hoạch thông minh cho các thành phố và phủ xanh đô thị - tất cả đều có vai trò trong hoạt động kiểm soát đó”.
Giáo sư Baulch nhấn mạnh: “Chi phí tăng trưởng xanh cho Việt Nam sẽ không nhỏ. Năm ngoái, Ngân hàng Thế giới dự đoán cần 6,8% GDP để vừa khử carbon trong tương lai tăng trưởng của Việt Nam, vừa giúp đất nước kiên cường trước biến đổi khí hậu. Vì sức khỏe của con em chúng ta và an ninh khí hậu trong tương lai, đây là cái giá đáng để trả”.
Cre: RMIT
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024
- CHÚC MỪNG CÔ THÁI THỊ ĐÀO ĐÃ BẢO VỆ THÀNH CÔNG LUẬN ÁN TIẾN SỸTin tức10/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Tổng kết hoạt động thao giảng Khoa Giáo dục Chính trị chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2024Tin tức26/11/2024
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024