Mối liên quan giữa tình trạng lo âu với tật cận thị và một số yếu tố khác của sinh viên năm cuối đại học
ThS. Trần Mỹ Linh
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lo âu là một tình trạng rối loạn tâm thần phổ biến trên thế giới, có khoảng 17% trong số những người trưởng thành cho biết có tiền sử biểu hiện rối loạn lo âu trước đó và tỷ lệ mắc hiện tại là 10% [1]. Trên thế giới, trong năm 2023, có ít nhất 2,2 tỷ người có vấn đề về thị lực, trong đó có hơn 88 triệu người có bất thường về tật khúc xạ, cao hàng thứ hai trong các bất thường về thị lực. Tỷ lệ này cao hơn ở nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên [2]. Thị lực có mối liên quan với các rối loạn tâm thần, cụ thể những người có những bất thường về thị lực có nguy cơ cao hơn mắc các rối loạn tâm thần, đặc biệt là rối loạn lo âu, trầm cảm [3], [4]. Trên thế giới, đã có những nghiên cứu đánh giá mối liên quan giữa tật cận thị với một số rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu... [5], [6]. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Năm những nghiên cứu về tình trạng rối loạn lo âu ở sinh viên còn hạn chế, đặc biệt là vấn đề khảo sát mối liên quan với tình trạng cận thị chưa được tìm hiểu nhiều, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm: Đá nh giá m ố i liên quan gi ữ a tình tr ạ ng lo âu v ớ i t ậ t c ậ n th ị và m ộ t s ố y ế u t ố liên quan khác c ủ a sinh viên năm cu ố i đ ạ i h ọ c.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu trên 240 đối tượng là sinh viên năm cuối đang học tại trường Đại học Vinh, thực hiện từ tháng 8 năm 2023 đến tháng 12 năm 2023.
Những đối tượng không đủ điều kiện sẽ bị loại trừ không thực hiện trong nghiên cứu bao gồm: đối tượng có tiền sử phẫu thuật mắt trước đó hoặc được chẩn đoán một bệnh về mắt khác không phải cận thị. Mắc các bệnh lý tâm thần khác như tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực...
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Xác định tình trạng rối loạn loạn lo âu của đối tượng tham gia nghiên cứu bằng thang đánh giá rối loạn lo âu Zung. Thang đo có 20 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 mức độ (Không có, đôi khi, phần lớn thời gian, hầu hết hoặc tất cả thời gian) với mức điểm lần lượt là 0, 1, 2, 3 điểm. Tổng điểm của tất cả câu hỏi phân chia tình trạng của đối tượng thành 4 loại: không có rối loạn lo âu (<45 điểm), lo âu mức độ nhẹ (45-59 điểm), lo âu mức độ vừa (60-74 điểm), lo âu mức độ nặng (≥75 điểm) [7]. Tình trạng cận thị được đánh giá dựa trên lần khám định kỳ gần nhất của đối tượng khảo sát. Mức độ cận thị được phân loại theo từ điển đo thị lực và khoa học thị giác (2017) với 3 mức độ cận theo đơn vị độ cong thấu kính Diop (D): mức độ nhẹ (< 3D), mức độ vừa (3D - 6D), mức độ nặng (> 6D) [8]. Tổng có 1090 sinh viên tham gia khảo sát, trong đó có 255 là sinh viên năm nhất và năm hai đại học. Qua khảo sát có 240 sinh viên đủ tiêu chuẩn cho nghiên cứu, 15 sinh viên không đủ tiêu chuẩn (12 sinh viên đã phẫu thuật mắt trước đó, 3 sinh viên được chẩn đoán bệnh lý về mắt khác).
Kết quả được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0 bằng các thuật toán phù hợp. Đánh giá nguy cơ mắc rối loạn lo âu của hai nhóm khác nhau bằng chỉ sổ tỷ suất chênh OR và khoảng tin cậy 95%, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

* Ngư ờ i thân m ứ c đ ộ 1, ** RLTT: R ố i lo ạ n tâm th ầ n
Kết quả bảng 1 cho ta thấy phân bố đối tượng nghiên cứu theo một số đặc điểm chung. Về giới tính, trong nghiên cứu có 240 sinh viên là năm cuối đại học thì chỉ có 13 sinh viên là năm, chiếm 5,4%; còn lại là nữ giới chiếm đến 94,6%. Do nghiên cứu này được thực hiện ở trường Đại học Vinh, và đối tượng chủ yếu là sinh viên sư phạm, vì vậy tỷ lệ nữ chiếm đa số trong nghiên cứu chúng tôi là phù hợp. Có gần một nửa số sinh viên cuối đại học sống một mình, với 105 người, chiếm 43,8% và có 135 sinh viên đang sống cùng người thân hoặc bạn bè, chiếm 56,2%. Tỷ lệ này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu trên đối tượng sinh viên đại học của Ramón-Arbués E. và cộng sự (2020), khi nhận thấy rằng gần một nửa số sinh viên sống một mình, không sống cùng gia đình [4].
Theo kết quả trên ta thấy có đến 56,7% số sinh viên năm cuối đi làm thêm công việc khác để kiếm thêm thu nhập, với 136 người. Điều này cho thấy sinh viên có nhu cầu đi làm kiếm thêm thu nhập ở mức cao. Nhóm sinh viên này là năm cuối nên có thể bên cạnh nhu cầu kiếm thêm thu nhập có thể mục đích là tích lũy kinh nghiệm trước khi ra trường. Đối với tiền sử gia đình của các đối tượng tham gia nghiên cứu, trong số 240 sinh viên chỉ có 9 sinh viên có người thân cấp một mắc rối loạn tâm thần, chiếm 3,8%; và có hơn 95% số sinh viên không có người thân cấp một mắc RLTT.
Kết quả bảng 2 cho thấy phân bố đối tượng nghiên cứu theo tật cận thị và mức độ cận. Theo đó, có 50,4% tổng số sinh viên cuối đại học trong nghiên cứu này mắc tật cận thị, với 121 người. Trong đó, tỷ lệ sinh viên có độ cận vừa và nặng lần lượt là 12,9% và 2,1%, với 31 và 5 sinh viên. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới trong năm 2023, có tới hơn 2,2 tỷ người có vấn đề về thị lực trên thế giới, trong đó cận thị đứng hàng thứ hai với hơn 88 triệu người bị. Điều đáng nói, nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên có tỷ lệ cận thị cao hơn cả [2]. Trong nghiên cứu của Zhang H. và cộng sự năm 2021, tác giả còn nhận thấy tỷ lệ cận thị mức độ nặng cao hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi. Nhóm tác giả nhận thấy rằng, trong số những sinh viên bị cận thị là 764 sinh viên thì có tới 26,7% bị cận thị mức độ nặng và phải đeo kính trên 6.00D [10].
Kết quả bảng 3 cho thấy phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng xuất hiện rối loạn lo âu và mức độ lo âu. Theo đó, có 30 sinh viên có biểu hiện của rối loạn lo âu, chiếm 12,5%. Với mức độ lo âu nhẹ, vừa, nặng chiếm tỷ lệ lần lượt là 10,4%, 1,3% và 0,8%. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của Kaplan B.J. và Sadock V.A. (2017), khi nhận thấy cứ 10 người được khảo sát thì có 1 người hiện tại đang biểu hiện tình trạng rối loạn lo âu tương đương tỷ lệ hiện mắc 10%, đáng nói hơn tỷ lệ người có tiền sử mắc rối loạn lo âu cao hơn 17% [1]. Trong nghiên cứu của Ramón-Arbués E. năm 2020 trên 1074 sinh viên đại học, khi tác giả nhận thấy tỷ lệ sinh viên có biểu hiện rối loạn lo âu rất cao, ở mức 23,6% [4]. Kết quả này cho thấy tình trạng lo âu biểu hiện ở nhóm sinh viên năm cuối đại học rất cao, cần có các phương pháp nhằm phát hiện và can thiệp kịp thời.
Kết quả bảng 4 thể hiện mối liên quan giữa tình trạng lo âu với cận thị cũng như một số yếu tố liên quan khác của sinh viên năm cuối đại học. Theo đó, chúng ta có thể quan sát thấy tình trạng lo âu có liên quan với tình trạng sống một mình hay cùng người thân/bạn bè (OR=2,49, 95%CI: 1,23-5,49; p<0,01), tiền sử gia đình có người thân mức độ một bị mắc rối loạn tâm thần hay không (OR=6,31; 95%CI:1,59-24,99; p<0,05) và tình trạng bị cận thị của sinh viên (OR=3,08; 95%CI: 1,31-7,24;p<0,01). Kết quả cho thấy không có mối liên quan giữa tình trạng lo âu với giới tính, cũng như việc sinh viên có làm thêm công việc khác hay không với p>0,05.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của Huang M. và cộng sự (2023). Trong nghiên cứu trên tác giả đã khảo sát trên 10980 đối tượng, trong đó có 1699 người sống một mình, nhận thấy rằng tình trạng sinh sống một mình có thể tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm hay rối loạn giấc ngủ [9]. Trong nghiên cứu chúng tôi, đối tượng là sinh viên năm cuối đại học, thông thường có thời gian sống một mình kéo dài 3 đến 4 năm, vì vậy tình trạng sinh sống như vậy ảnh hưởng đến tình trạng biểu hiện lo âu là phù hợp.
Về tiền sử gia đình, kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của tác giả Sadock B.J (2015),di truyền đã được công nhận là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của rối loạn lo âu. Gần một nửa số bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu có ít nhất một người thân bị ảnh hưởng [9].
Khi tìm hiểu mối liên quan giữa cận thị và tình trạng lo âu, chúng tôi nhận thấy có nguy cơ biểu hiện tình trạng rối loạn lo âu cao hơn ở nhóm sinh viên bị cận thị so với nhóm sinh viên không bị cận thị. Kết quả này phù hợp với hầu hết các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới. Li Q. và cộng sự (2020) đã nghiên cứu trên 1103 đối tượng là học sinh trung học phổ thông, cho thấy có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ rối loạn lo âu ở nhóm bị cận thị và không bị cận thị. Đặc biệt nhóm tác giả tìm thầy có mối tương quan chặt giữa mức độ cận và mức độ lo âu, với hệ số tương quan r=0,43, p=0,045 [3]. Cũng trong một nghiên cứu mới đây của Hashemi A. và cộng sự (2024), khi đánh giá mối liên quan giữa những bệnh lý về mắt và rối loạn tâm thần, nhóm tác giả cũng đã nhận thấy rằng đối tượng có những bất thường về thị lực thì có nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần cao hơn, trong đó có tình trạng lo âu [5]. Trong một nghiên cứu cắt ngang trên 4984 sinh viên đại học của Li Z. và cộng sự năm 2023, tác giả nhận thấy có mối tương quan giữa tật cận thị và tình trạng rối loạn rối loạn âu (được xác định bằng thang tự đánh giá lo âu Zung), với p<0,001. Tuy nhiên, mối tương quan này không chặt, với r<0,1 [6]. Theo Sadock B.J năm 2015, nhận thấy rằng tỷ lệ lo âu ở nữ giới cao hơn nam giới. Cụ thể tỷ lệ mắc trong đời của nữ là 30,5%, trong khi đó tỷ lệ này ở nam giới là 19,2%[9]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm đối tượng này. Nguyên nhân có thể do phân bố cơ cấu đối tượng theo giới tính của chúng tôi không phù hợp, tỷ lệ nam trong nghiên cứu chỉ ở mức 5,4% với số lượng 13 người, có sự khác biệt lớn so với tỷ lệ nữ giới nên kết quả khó có ý nghĩa thống kê.
IV. KẾT LUẬN
- Có 12,5% sinh viên đại học có biểu hiện rối loạn lo âu (10,4% mức độ nhẹ, 1,3% mức độ vừa và 0,8% mức độ nặng). Có 50,4% đối tượng mắc tật cận thị (35,4% cận nhẹ, 12,9% cận vừa và 2,1% cận nặng).
- Có mối liên quan giữa rối loạn lo âu với tình trạng bị cận thị của sinh viên (OR=3,08; 95%CI: 1,31-7,24;p<0,01), tình trạng sống một mình hay cùng người thân/bạn bè (OR=2,49, 95%CI: 1,23-5,49; p<0,01) và tiền sử gia đình có người thân mức độ một bị mắc rối loạn tâm thần hay không (OR=6,31; 95%CI:1,59-24,99; p<0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kaplan B.J. and Sadock V.A. (2017) Anxiety Disorders, in: Kaplan and Sadock’s Comprehensive Textbook of Psychiatry, 10th edition, Lippincott Williams & Wilkins, Baltimore, 4047-75.
2. World Health Organization (2023) World report on vision: Blindness and vision impairment, https://www.who.int/news-room/fact- sheets/detail/blindness-and-visual-impairment
3. Li Q., Yang J., He Y., et al. (2020) Investigation of the psychological health of first‐year high school students with myopia in Guangzhou. Brain and behavior, 10(4), e01594.
4. Ramón-Arbués E., Gea-Caballero V., Granada-López J. M., et al. (2020) The prevalence of depression, anxiety and stress and their associated factors in college students. International journal of environmental research and public health, 17(19), 7001.
5. Hashemi A., Hashemi H., Jamali A., et al. (2024) The association between visual impairment and mental disorders. Scientific Reports,14(1), 1-9.
6. Li Z., Wei J., Lu S., et al. (2023) Association between myopia and anxiety: a cross-sectional study based on Chinese university freshmen. Annals of Translational Medicine, 11(8).
7. Zung, W. (1971) A rating instrument for anxiety disorders. Psychosomatics. 12(6), 371-79.
8. Millodot M. (2017) Dictionary of optometry and vision science. Elsevier Health Sciences.
9. Sadock B.J. (2015) Kaplan & Sadock's synopsis of psychiatry: behavioral sciences/clinical psychiatry. Philadelphia, PA: Wolters Kluwer.
10. Zhang H., Gao H., Zhu Y., et al. (2021) Relationship between myopia and other risk factors with anxiety and depression among Chinese university freshmen during the COVID-19 pandemic. Frontiers in Public Health, 9, 774237.
- Professional skills development for University lecturers: A case study in the Mekong Delta region of VietnamNghiên cứu10/06/2025
- Management of primary teacher training programs using the CDIO approach: Theoretical frameworks and practical implementationsNghiên cứu03/06/2025
- Nghiên cứu mối liên quan giữa tật cận thị và một số yếu tố khác với tình trạng lo âu của sinh viên 2 năm đầu đại họcNghiên cứu22/05/2025
- Đổi mới quản lý cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ đại họcNghiên cứu01/05/2025
- Xây dựng và sử dụng khung năng lực trong phát triển đội ngũ giáo viên làm công tác tư vấn học đường ở trường tiểu họcNghiên cứu07/04/2025
- Tổng quan các nghiên cứu phát triển năng lực số cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu họcNghiên cứu04/04/2025
- Bản đồ cơ thể đầu tiên về ảo giácNghiên cứu01/04/2025
- THÔNG BÁO SỐ 1 VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ:"TÂM LÝ HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC TRONG KỶ NGUYÊN SỐ"Nghiên cứu20/01/2025
- GIẢNG DẠY BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH THỰC TẾ CHUYÊN MÔN NĂM 2025Nghiên cứu08/07/2025
- Chương trình Kí ức thành văn: Chia tay K62 ngành Sư phạm Ngữ vănĐào tạo07/07/2025
- Trường Đại học Vinh: thông tin tuyển sinh đào tạo đại học năm 2025Tin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh Đại học chính quy năm 2025 - Khoa Toán học - Trường Sư phạm - Trường Đại Học VinhTin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- THÔNG TIN TUYỂN SINH TRƯỜNG SƯ PHẠM NĂM 2025: KHOA GIÁO DỤC MẦM NONGiới thiệu28/06/2025
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2025 đã hoàn thànhTin tức27/06/2025