"Học nói" tiếng AI
ChatGPT, công cụ AI tạo sinh tiên tiến nhất, có thể tạo ra nhiều loại nội dung, từ soạn báo cáo thị trường đến lập trình ứng dụng. Mặc dù đây là công cụ hữu hiệu giúp nâng cao năng suất của con người, nhưng nhìn chung vẫn chưa đủ để thay thế hoàn toàn lực lượng lao động. Tuy nhiên, năng suất làm việc cao của AI có thể dẫn đến việc các tổ chức thuê ít người hơn để sản xuất ra cùng một sản lượng, gây ra một số tổn thất trên thị trường việc làm.
Mặc dù những lĩnh vực AI đang phát triển với tốc độ vũ bão có thể là mối đe dọa đáng kể trong tương lai gần, các chuyên gia tin rằng ảnh hưởng của nó có thể vẫn chỉ giới hạn ở quy mô nhất định, cụ thể là người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ sẽ bị ảnh hưởng hơn những người trong lĩnh vực sản xuất. Đáng chú ý, những công việc sáng tạo nội dung và mang tính chất lặp đi lặp lại trong văn phòng có nhiều khả năng bị thay thế bởi AI tạo sinh, trong đó phải kể đến nghề phân tích thị trường, viết tài liệu kỹ thuật và phát triển website, vốn từng được coi là những nghề ổn định với người có trình độ đại học.
Là một nền kinh tế mới nổi vẫn phụ thuộc đáng kể vào lĩnh vực sản xuất và nông nghiệp, Việt Nam sẽ ít bị ảnh hưởng hơn bởi AI (37,8% lực lượng lao động thuộc ngành dịch vụ so với 79,2% tại Hoa Kỳ vào năm 2021). Do đó, tác động ngắn hạn của AI tới thị trường việc làm Việt Nam sẽ tương đối thấp so với các quốc gia phát triển.
Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta an toàn trước công nghệ đột phá và một số lĩnh vực dịch vụ nhất định, chẳng hạn như du lịch, sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn khi dự kiến sẽ phát triển nhanh chóng trong vài năm tới. Chúng ta không nên quên cách AlphaGo đánh bại nhà vô địch thế giới môn cờ vây chỉ sau một năm học trò chơi này vì tốc độ học của AI nhanh một cách phi thường. Vậy nên, khi AI tiên tiến kết hợp với công nghệ robot mới nhất, thị trường việc làm trong các lĩnh vực khác có thể bị rúng động.
Thật vậy, theo ước tính của OpenAI (nhà phát triển ChatGPT), các công việc có trình độ đại học sẽ chịu nhiều rủi ro hơn so với công việc chỉ đòi hỏi bằng cấp trung học vì người có trình độ học vấn làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ có yêu cầu sáng tạo nội dung nhiều hơn. Không chỉ vậy, khả năng tạo nội dung kết hợp yếu tố tương tác trực tiếp còn đe dọa những nhân viên tuyến đầu trong lĩnh vực dịch vụ, như cách AI mang tên Sapia có thể phỏng vấn ứng viên bằng chatbot trong quá trình tuyển dụng.
Sam Altman – CEO của OpenAI cho rằng tính kiên cường (resilience) quan trọng hơn là chuyên môn sâu trong một lĩnh vực cụ thể. Nếu bạn chỉ chuyên về một lĩnh vực thì công việc của bạn sẽ dễ bị lập trình vào AI và thay thế hơn. Tuy nhiên, nếu kiến thức và kỹ năng của bạn mang tính chất đa ngành thì sẽ AI sẽ khó có thể “soán ngôi”.
Điều quan trọng là phát triển các kỹ năng AI mới nổi thay vì lo lắng quá mức về việc làm sao để giữ công việc. Dù tất cả các kỹ năng và kiến thức dần dà đều có thể bị AI thế chỗ, vẫn có một lĩnh vực có thể không bao giờ bị thay thế bởi bất kỳ công nghệ nào. Đó là thái độ tích cực để xây dựng văn hóa năng suất, nuôi dưỡng đổi mới và sáng tạo, từ đó khai phá tiềm năng vô hạn cho tổ chức.
Trong phiên thảo luận bàn tròn thuộc Tọa đàm Nhân sự RMIT-Deloitte 2023 gần đây, chúng tôi nhận ra rằng các doanh nghiệp chưa nhận thức rõ ràng về cách AI có thể tạo ra giá trị cụ thể cho công việc hằng ngày của họ. Tại tọa đàm, PGS.Phạm Công Hiệp (Phó trưởng khoa phụ trách Nghiên cứu và Đổi mới tại Khoa Kinh doanh thuộc RMIT Việt Nam) nêu ra một vấn đề quan trọng là AI được thiết kế để giao tiếp với con người thông qua giao diện trò chuyện.
Ông cho biết: “Học về AI nên được coi như học một ngôn ngữ mới. Một khi càng có nhiều người được đào tạo để giao tiếp hiệu quả với AI thì nó càng có thể giúp tạo ra và mang lại nhiều kết quả có giá trị hơn”.
Trái ngược với quan niệm sai lầm phổ biến rằng AI cung cấp thông tin ưu việt và khách quan, độ tin cậy và tính đạo đức của việc AI thống trị khả năng tạo ra kiến thức trong xã hội đang dấy lên quan ngại đáng kể. PGS. Hiệp chỉ ra rằng “AI tạo sinh cố gắng trả lời các câu hỏi của chúng ta ngay cả khi chúng không hiểu rõ ràng”.
Hơn nữa, mức độ tin cậy và hợp lệ của những câu trả lời tạo ra bởi AI thường bị nghi ngờ, làm dấy lên những vấn đề về bản quyền và đạo văn. Nếu ngày càng có nhiều nội dung được tạo ra dựa trên một AI thống lĩnh trên thị trường, thì thuật toán AI của họ sẽ tạo ra sự thiên vị nhất định. Ngoài ra, có rất nhiều báo cáo và nghiên cứu cho thấy AI có thể làm trầm trọng hóa nạn phân biệt chủng tộc và các hình thức phân biệt đối xử khác trong xã hội con người. Vì vậy, cần phải có khung pháp lý để ngăn chặn những tác động tiêu cực này.
Bài: TS. Jung Woo Han (Đại học RMIT)
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024