1 trong 6 trẻ ở độ tuổi đến trường đã trải qua vấn đề bạo lực qua mạng
TS. Jo Inchley (ĐH Glasgow) là điều phối viên quốc tế của khảo sát HBSC (Health Behaviour in School-aged Children). Khảo sát được đưa ra nhằm giám sát những hành vi sức khoẻ và các môi trường xã hội của gần 280.000 trẻ tuổi 11, 13 và 15 tại 44 quốc gia trên toàn châu Âu và Trung Á.
Trong khi những xu hướng chung về bạo lực học đường vẫn duy trì ổn định kể từ năm 2018, bắt nạt qua mạng đang có chiều hướng gia tăng, và được lan rộng bởi sự tăng lên của những tương tác giữa nhóm người trẻ tuổi với nhau trong môi trường số. Điều này dẫn tới một số ảnh hưởng sâu xa tới đời sống của thanh thiếu niên.
Một số kết quả nghiên cứu của đề tài:
- Bắt nạt người khác ở trường học: trung bình có 6% thanh thiếu niên tham gia vào việc bắt nạt người khác ở trường. Hành vi này diễn ra phổ biến ở nam giới (8%) hơn so với nữ giới (5%)
- Bị bắt nạt ở trường: khoảng 11% thanh thiếu niên đã phải trải qua tình trạng bị bắt nạt ở trường, và tình trạng này không có sự khác biệt nào đáng kể giữa nam và nữ.
- Bắt nạt người khác qua mạng: khoảng 12% (1 trong 8) thanh thiếu niên báo cáo về việc bắt nạt người khác qua mạng. Học sinh nam (14%) có xu hướng bắt nạt qua mạng nhiều hơn so với nữ (9%). Điều này phản ánh sự gia tăng so với năm 2018 với mốc tăng từ 11% ở nam và 7% ở nữ
- Bị bắt nạt qua mạng: 15% thanh thiếu niên (khoảng 1 trong 6) đã phải trải qua việc bị bắt nạt qua mạng, với tỷ lệ khá tương đồng giữa nam (15%) và nữ (16%). Điều này cũng cho thấy sự gia tăng kể từ năm 2018, với mức tăng từ 12% lên 15% ở nam và 13% lên 16% ở nữ.
- Đánh nhau: 1 trong 10 thanh thiếu niên đã từng tham gia vào các cuộc đánh nhau về mặt thể chất, với sự khác biệt đáng kể trên góc độ giới tính (14% ở nam và 6% ở nữ)
Kết quả thu được cho thấy sự khác biệt về mặt giới tính trong hành vi bắt nạt. Học sinh nam cho thấy xu hướng giận giữ và mức độ tham gia vào các trận đánh nhau cao hơn, cho thấy tính cấp thiết hiện nay trong việc đưa ra các biện pháp ngăn ngừa, trong đó tập trung điều chỉnh lại các trạng thái cảm xúc và những hành vi tương tác xã hội tích cực. Trái lại, sự gia tăng trong hành vi bắt nạt ở nữ giới, đặc biệt là bắt nạt qua mạng, đòi hỏi những giải pháp tập trung vào sự nhạy cảm giới tính, hướng tới việc phát triển tính an toàn số, sự cảm thông và văn hoá hoà nhập trong nhà trường.
Bắt nạt qua mạng đặt ra những thách thức đặc trưng đối với thanh thiếu niên, và hành vi này đang vượt xa khỏi giới hạn của cánh cổng nhà trường và bắt đầu len lỏi vào trong những môi trường tưởng như an toàn bấy lâu này là gia đình và cuộc sống cá nhân. Dữ liệu mới nhất từ 2018 tới 2022 cho thấy sự tăng lên một cách đáng lo ngại trong hành vi bắt nạt qua mạng, với mức tăng từ 12% lên 14% ở nam và từ 7% lên 9% ở nữ. Tương tự, các báo cáo về việc bị bắt nạt qua mạng cũng tiếp tục leo thang từ 12% lên 15% đối với nam và từ 13% lên 16% đối với nữ. Trong bối cảnh thời gian online của thanh thiếu niên đang tiếp tục tăng lên, những con số này đã nhấn mạnh tính cấp bách trong việc đưa ra các biện pháp ngăn ngừa, với sự tham gia của các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh, các cộng đồng và những người làm chính sách để có thể thúc đẩy tính an toàn và sự hiểu biết trong môi trường số hoá.
Trước thực trạng những thách thức hiện nay, TS. Jo Inchley nhấn mạnh: "Mặc dù thế giới số mang lại cho chúng ta những cơ hội tuyệt vời cho hoạt động học tập và kết nối, nó cũng dẫn tới những rủi ro và thách thức, trong đó có hành vi bắt nạt qua mạng. Điều này đòi hỏi những chiến lược toàn diện nhằm bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần của người trẻ. Chính phủ, nhà trường và gia đình cần phối hợp tốt với nhau để có thể nhận diện được những rủi ro trực tuyến, đảm bảo rằng thanh thiếu niên có được môi trường an toàn và mang tính hỗ trợ cho cuộc sống của các em"
Theo TS. Hans Henri P. Kluge (Giám đốc khu vực châu Âu - WHO), báo cáo của WHO lần này như một lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta về vấn nạt bạo lực và bắt nạt, về nội dung, thời gian và không gian mà nó diễn ra. Thanh niên đang sử dụng tới 6 tiếng mỗi ngày cho các hoạt động trực tuyến, và thậm chí những thay đổi nhỏ trong tỷ lệ bắt nạt và bạo lực cũng có thể dẫn tới những vấn đề đáng lo ngại với sức khoẻ và sự hạnh phúc của hàng ngàn người. Từ tự làm tổn thương bản thân tới tự tử, chúng ta đã được chứng kiến hành vi bắt nạt qua mạng ảnh hưởng như thế nào tới mỗi cá nhân, và bất kỳ một hình thức bắt nạt qua mạng nào cũng đều có thể tàn phá cuộc đời của thanh thiếu niên cũng như gia đình họ. Đây được cho là những vấn đề về sức khoẻ và liên quan tới quyền con người. Do đó, chúng ta phải tiến thêm những bước đi cần thiết để bảo vệ trẻ em trước vấn nạn bạo lực cả trong môi trường trực tiếp và trực tuyến.
- Khoa Tâm lý-Giáo dục chào đón tân sinh viên K65Sinh viên03/10/2024
- Khoa Tâm lý-Giáo dục rộn ràng chào đón tân sinh viên K65Sinh viên30/09/2024
- Đại hội Chi đoàn các lớp chuyên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên27/09/2024
- Giới trẻ Australia bi quan về tương lai của mìnhSinh viên10/09/2024
- Hà Lan cấm học sinh sử dụng điện thoại di động tại trường họcSinh viên03/09/2024
- Dành cả thanh xuân học ngành tâm lý học, ra trường mình làm gì?Sinh viên26/08/2024
- Tham vấn tâm lý cho sinh viên: Cách tiếp cận từ các trường đại họcSinh viên26/07/2024
- Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên16/05/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024