10 Thách Thức Cho Giáo Viên & Học Sinh Trong Bối Cảnh Công Nghệ Số
Dưới đây là 10 thách thức mà giáo viên và học sinh phải đối mặt trong bối cảnh công nghệ số.
1. Công Nghệ Không Phải Lúc Nào Cũng Là Câu Trả Lời
Không phải công nghệ lúc nào cũng được chú ý. Các giáo viên trước khi bắt đầu công việc của mình đã phản ánh về việc họ có sở thích viết tay (so với đánh máy) và tỷ lệ họ ghi chú cao hơn rất nhiều so với đánh máy. Ngoài ra, học sinh cũng có thể thích đọc sách được in ra hơn.
2. Tính Năng Của Thiết Bị Công Nghệ
Khi học sinh được yêu cầu mang máy tính hoặc các thiết bị cá nhân, có thể có sự khác biệt lớn về tính năng của các thiết bị, ví dụ như sẽ có sự khác biệt giữa một chiếc máy tính Window và một chiếc máy tính hệ điều hành MacOS. Học sinh có thể gặp khó khăn khi sử dụng các thiết bị mà chúng không quen, hoặc với những thiết bị nhỏ như điện thoại thì học sinh có thể sẽ cảm thấy xử lý khó khăn hơn trong một số tình huống. Do đó, giáo viên có thể cần đưa ra nhiều hướng dẫn cho nhiều thiết bị khác nhau.
3. Học Sinh Dễ Bị Phân Tâm
Học sinh sẽ dễ bị phân tâm bởi chúng thích sử dụng các thiết bị cho việc lướt mạng xã hội, chơi trò chơi, nhắn tin và gửi email hơn là cho các bài tập trên lớp.
4. Công Nghệ Có Thể Ảnh Hưởng Đến Thời Gian Các Tiết Học Và Dòng Chảy Bài Học
Bài học bị gián đoạn và bị giảm thời gian bởi các cuộc nói chuyện giữa giáo viên và học sinh trong suốt giờ học về các vấn đề học sinh không tuân thủ các quy định khi sử dụng thiết bị công nghệ.
5. Giáo Viên Cần Phát Triển Chuyên Môn Nhiều Hơn
Các thế hệ giáo viên đi sau dễ dàng phát triển chuyên môn và tiếp thu công nghệ, trong khi các thế hệ trước lại cảm thấy khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ. Nhận thức và khả năng sử dụng công nghệ sẽ cần được tập huấn thường xuyên, bền vững để giáo viên có năng lực tốt nhất trong việc sử dụng công nghệ vào dạy học.
6. Không Phải Học Sinh Hay Giáo Viên Nào Cũng Có Đồ Công Nghệ
Không phải tất cả học sinh hoặc giáo viên đều sử dụng máy tính ở nhà, hoặc có không phải ai cũng dùng máy tính thường xuyên, hoặc có đường truyền ổn định để truy cập Internet.
Điều này tạo ra thách thức cho giáo viên nếu họ phải đặt các nhiệm vụ khác nhau cho các học sinh khác nhau hoặc họ sẽ phải tránh giao bài tập về nhà - những bài tập cần sử dụng yếu tố công nghệ.
7. Giáo Viên Cần Bảo Vệ Học Sinh
Việc học sinh đắm mình trong công nghệ đã đặt ra thách thức với giáo viên trong việc bảo vệ chính học trò của mình để chúng có thể truy cập mạng an toàn (hiểu về rủi ro pháp lý và quyền riêng tư) cũng như có các hành vi bảo vệ tài sản công nghệ trong lớp học.
8. Không Phải Giáo Viên Nào Cũng 'Tin' Vào Việc Sử Dụng Công Nghệ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu giáo viên không tin vào việc sử dụng công nghệ thì họ sẽ không thể chuyển đổi lớp học theo mô hình hiện đại, đồng thời tạo ra thách thức trong việc điều chỉnh mục tiêu học tập phù hợp với quá trình tích hợp công nghệ vào nội dung chương trình giảng dạy.
9. Thiếu Hỗ Trợ Về Công Nghệ, Cơ Sở Hạ Tầng Kém
Khả năng tiếp cận về công nghệ cần có sự phù hợp với hỗ trợ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng sẵn có, chính sách và thời gian được phân bổ để kết hợp các công nghệ mới là những thách thức lớn đối với giáo viên.
10. Căng Thẳng Giữa Học Sinh & Giáo Viên
Đã có những căng thẳng từ việc giáo viên tịch thu các thiết bị công nghệ của cá nhân học sinh, học sinh khó tiếp cận ổ cắm điện trong lớp và việc học sinh tìm thấy các thông tin trên mạng có sự mâu thuẫn với những gì giáo viên đang giảng dạy.
10 thách thức trên có thể là rào cản lớn trong việc thúc đẩy môi trường học tập tích hợp công nghệ. Đây cũng là những thách thức được đặt ra cho giáo viên và học sinh trong việc ứng dụng công nghệ vào quá trình dạy và học cũng như quá trình thiết lập mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong bối cảnh mới.
Nguồn tham khảo: Ten reasons teachers can struggle to use technology in the classroom - The Conversation
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024